Một người bạn tôi nói thiệt hay: “Trước 1980 thì VN đâu chả đẹp. Từ quê tới thị tới núi rừng sông biển. Bởi nghèo nên vô tình giữ được nét đẹp hoang sơ.” Giờ đây, cái xứ rừng vàng (úa), biển bạc (màu) lắm, nhìn đâu cũng thấy đẹp, nhưng là “chặt đẹp” người dân.

Bảo Huân    

  1. Chuyện cái nhà vệ sinh

Có những niềm riêng” khó tả, khó nói, nhưng sẽ khó mà bỏ qua khi đụng phải, đó là cái chuyện nhà vệ sinh. Ở Sài Gòn, tìm chỗ ăn, chỗ chơi, chỗ ngắm cảnh, chỗ hóng chuyện không khó, nhưng tìm một chỗ để đi vệ sinh là trần ai khoai củ. Theo báo trong nước, nguyên cái Quận Nhứt – nơi tập trung đa số du khách, tụ điểm ăn chơi, trung tâm hành chánh của Sài Gòn (thậm chí miền Nam) chỉ có 18 nhà vệ sinh công cộng tại các chợ, công viên, trạm xe buýt, khu dân cư. Trong đó có 3 khu đã ngưng hoạt động. Toàn Sài Gòn, chỉ có trên 200 nhà vệ sinh công cộng, trong khi dân số thành phố hơn 15 triệu người. Ở Hà Nội thì không được báo trong nước liệt kê rõ, nhưng chắc không khá hơn. Việt Nam hiện chưa biết bao giờ mới theo kịp tiêu chuẩn đó. Nhà vệ sinh thì thiếu rất nhiều, lại giấu kín, giấu sâu, chưa kể nhà vệ sinh công cộng đa số đều cực kỳ… mất vệ sinh.

Ðầu tháng 2 vừa qua, dẫn chỉ số từ bảng xếp hạng của QS Supplies, báo Nikkei Asia cho biết phẩm chất nhà vệ sinh công cộng tại Sài Gòn và Hà Nội xếp vị trí 66-67/69 thành phố du lịch trên thế giới. Hai thành phố lớn nhất nước mà có tình trạng khổ sở như vậy, khỏi phải nói thêm về những tỉnh/thành phố còn lại. Mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi giây, người Cộng sản luôn tự hào VN thống nhất gần 50 năm, nhưng không thấy ai thấy xấu hổ khi gần 50 năm hòa bình mà người dân không được tự do, thỏa thuê… đi vệ sinh. Tiền thuế, tiền doanh thu từ ngành du lịch mấy chục năm qua đã đi đâu, về đâu? Ðôi khi giở trang nhất của các tờ báo ra là thấy ông này ăn hối lộ mấy chục tỷ, ông kia tham nhũng cả ngàn tỷ… bấm tay tính đại, bèo bèo mỗi ông ăn mất của dân mấy chục cái nhà vệ sinh luôn!

Bí thư Thành ủy Huế lên mạng kêu gọi người dân “hỗ trợ” nhà vệ sinh miễn phí cho du khách – Nguồn: tuoitre.vn

Chuyện không một ai không biết, đó là muốn có nhà vệ sinh thì đi… xây (chứ nhà vệ sinh không như cỏ và quan chức sai phạm mà tự mọc, rồi sanh sôi tươi tốt). Nhà nước không xây được thì cho tư nhân xây, tự quản lý, tự bán vé… nhưng không ai làm và dám làm. Không phải dân mình không có tiền, mà theo ông Phan Thiên Ðịnh (bí thư Thành ủy Huế) thì: “Một vấn đề đơn giản như vậy, nhưng khi áp vào Luật Ðất đai, đấu thầu, đấu giá thì thật là phức tạp…” Hồi giữa tháng 3-2023, ông Phan Thiên Ðịnh gây “sóng gió” khi lên trang cá nhân trên mạng xã hội công khai kêu gọi người dân, doanh nghiệp ở địa phương cho khách du lịch đi nhờ nhà vệ sinh miễn phí. Nhiều người không khỏi bàng hoàng, khi một thành phố du lịch, “di sản thế giới” mà không xây nổi nhà vệ sinh công cộng cho khách du lịch, lại vận động người dân mở cửa nhà cho du khách vô «đi» nhờ miễn phí. Không biết ở các nước khác sao chứ, ở VN thì chuyện này cũng không cá biệt, nhiều thành phố lớn như Sài Gòn, Ðà Nẵng cũng thư ngỏ tới đồng bào với yêu cầu tương tự…

Xem thêm:   Chó...

Nhiều gia đình người dân cũng đồng ý, với điều kiện là chỉ cho du khách đi vệ sinh nhờ, không cho người dân địa phương. Nhiều người hỏi: «Làm sao để phân biệt du khách và người dân địa phương?» Câu trả lời dĩ nhiên là theo cảm tính của gia chủ. Cũng đúng thôi, việc đi vệ sinh và dọn vệ sinh là điều tế nhị, vì muốn nhà vệ sinh sạch sẽ thì phải có người dọn dẹp và trông coi. Rồi ngoài khách du lịch, các chuyến xe lỡ đường, thì các bác tài taxi, xe ôm, người bán hàng rong… đi trên đường đưa khách du lịch đi chơi có nhu cầu cũng chả biết tấp vào đâu. Nếu trăm sông quy về mấy cái nhà vệ sinh của dân, rồi ai tình nguyện canh nhà (tránh mất cắp, kẻ gian trà trộn…), dọn nhà vệ sinh mỗi ngày? Ngay cả nhiều hàng, quán, khách sạn cũng từng thẳng thừng đăng đàn tố khách vãng lai vào đi vệ sinh «chùa», nói chi nhà dân. Bởi vậy, người dân có quyền cho phép ai vào nhà họ. Ðiều duy nhất để người dân lẫn du khách tự do đi vệ sinh chắc chỉ còn chờ một ngày nào đó có ông lãnh đạo cao cấp nào đó bị đau bụng ba ngày ba đêm ở ngoài đường, không tiện “đi” nhờ nhà dân hay quán xá bình dân. Thế là ổng về bắt chính quyền mỗi tỉnh dùng tiền từ tài sản tịch thu của quan chức tham nhũng ở địa phương đem đi xây nhà vệ sinh công cộng. Vừa có ích vừa khiến cho dân hiểu rõ tiền tịch thu tham nhũng đi đâu về đâu, có truyền từ nhà ông tham nhũng cũ qua nhà ông tham nhũng mới hay không? Tới chừng đó, ta nói, nhiều khi nhà vệ sinh công cộng đông hơn nhà… dân, vì có ông quan VN nào chịu tham nhũng ít tiền đâu! Mà cũng hiếm có tỉnh nào “trong sạch vững mạnh” như mấy lời “quảng cáo” trên tivi, loa phường mỗi ngày…

Chuyện không phải là tiền… – Nguồn: Facebook

  1. Không phải là tiền…

“Hot” nhất thời gian gần đây, có lẽ là Hội An rồi, vì thành phố này vừa đề nghị thu tiền vé của tất cả du khách tới đây từ ngày 15-5-2023. Từ trước đến nay, du khách thăm các địa điểm di tích trong khu phố cổ mới phải mua vé; còn nếu chiếu theo quy định mới thì tất cả du khách chỉ cần đặt chân đến phố cổ, thậm chí không vào các di tích nằm trong danh sách bán vé cũng bắt buộc phải mua vé. Khách Việt thì 80,000 VND (cỡ hơn 3 USD), Việt kiều hay khách nước ngoài thì 120,000 VND (cỡ hơn 5 USD). Theo báo trong nước, chính quyền sẽ phân luồng, bố trí hai lối đi riêng, một lối đi dành cho người dân địa phương và một lối đi dành cho du khách, có lẽ sẽ tận dụng mớ hàng rào niêm phong thời COVID-19.

Xem thêm:   Dòng chuyển của Âm Thanh chương trình khơi niềm hy vọng

Còn làm sao để biết đâu là dân địa phương, đâu là du khách, thì theo bà Trương Thị Ngọc Cẩm (Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh truyền hình thành phố Hội An) sẽ “Dùng người phố cổ để ‘nhận diện’ người phố cổ” Ngoài ra hiện nay Hội An cũng đã trang bị camera phủ kín phố cổ, việc gian lận sẽ bị xử phạt. Trong phố cổ sẽ có lực lượng đi kiểm tra thường xuyên, người không mua vé sẽ được mời ra ngoài. theo lời ông Nguyễn Văn Sơn (Chủ tịch thành phố Hội An) thì “bà con trong khu phố cổ sẽ được phân biệt bằng các logo, phù hiệu… Ngoài ra, chúng tôi sẽ kết hợp chuyển đổi số để nhận diện du khách.” Nói chung là vừa tốn tiền vừa bị rình rập, tra khảo bất cứ lúc nào.

Lớp trẻ thời nay thì không thể như mấy bà mấy mẹ ngày xưa chắt chiu đo đếm từng đồng, nhưng không phải ai cũng khá giả, nên tôi và nhiều người bạn từng nhịn ăn sáng nhiều ngày để ăn món ăn mình thích ở cái nhà hàng bự, từng nhịn chơi vài tháng để được đi du lịch chỗ này chỗ kia thoải mái mấy bữa (rồi về cày tiếp), từng thử “chung” nhiều tiền để ngồi hạng ghế thương gia của máy bay cho biết với người ta khi chưa đủ điều kiện. Nên theo tôi, để được vào chơi một chỗ nổi tiếng, đẹp, có nhiều thứ đáng giá học hỏi/ghi nhận thì mua vé bao nhiêu tiền cũng không thành vấn đề. Giá vé này, đúng theo lời ông Sơn (Chủ tịch thành phố Hội An) nói, rẻ hơn vịnh Hạ Long, lăng tẩm và Ðại nội Huế, Thánh địa Mỹ Sơn… Nhưng vấn đề của người dân không phải là tiền, mà là bỏ tiền ra mua vé thì có đáng hay không?

Người Chăm này đã bất bình khi Ban quản lý Tháp Bà Ponagar cấm kể về văn hoá dân tộc Chăm tại  đền tháp của tổ tiên. – Nguồn: Facebook Wa Praong

Hội An trong mắt người Hội An có lẽ là cả bầu trời kỷ niệm, là mồ mả cha ông, nhiều câu chuyện trong chiều dài lịch sử xê dịch… Chứ trong mắt khách du lịch, ngoài giá trị lịch sử, Hội An chỉ là một thành phố cổ kính, đẹp kiểu hoài niệm với những bức tường vàng ố, những khoảng rêu xanh bám víu, những dấu vết thời gian còn in rõ trong ngóc ngách… nhưng du khách mấy khi được ngừng lại nhìn cho rõ vẻ đẹp cổ kính đó? Vì xung quanh người chen chúc, mọi nơi ngập ngụa lồng đèn, đi dạo trong lo lắng vì bị “lực lượng” người bán hàng rong lớn tuổi chèo kéo… Khắp phố cổ có nhiều hàng quán, gánh hàng rong, du khách may áo dài, mua lồng đèn, mua đồ ăn, mua quà lưu niệm, ăn hàng… tất cả đều có tiền thuế trong trỏng. Nếu phải bỏ tiền mua vé để được đi dạo và ngắm nghía trong không khí trong lành, yên tĩnh, sạch sẽ, không còn bị chèo kéo, có nhiều nơi thăm viếng hơn, nhiều hoạt động văn hóa thú vị hơn… ai cũng sẵn sàng. Tuy nhiên, nội nghe chuyện cho người đi tuần tra, hỏi vé khách du lịch thôi đủ thấy sợ. Ngoài ra, chính quyền ở VN hiếm khi làm được những gì họ hứa, nên chuyện tiền bán vé có được dùng đúng mục đích hay không, cũng khiến dân nghi ngờ. Chưa kể, để nuôi lực lượng tuần tra, hệ thống camera nhận diện, những người bán vé/kiểm tra vé… không biết có thâm hụt tiền vé như cách Sài Gòn báo lỗ khi thu lệ phí đậu xe hơi của dân?

Xem thêm:   Mây đen phủ bầu trời...

Ðiều thứ 2 nhiều người lăn tăn là, tại sao đi dạo phố trong quê hương, đất nước mình mà phải tốn tiền vé? Như anh bạn tôi kể “Hồi 2011 đi Siem Reap, mục đích là phải ghé xem Angkor Wat nên sẵn lòng bỏ một số tiền kha khá mua vé đi xem 3 ngày (có 2 loại vé cho khách du lịch: 1 ngày và 3 ngày); xong rồi còn thuê thêm một cái xe lôi cho nó lôi đi tan nát để tận hưởng chuyến đi với ngập tràn cảm xúc cùng những công trình cổ xưa của hoàng thành Angkor Thom. Nhìn người dân Campuchia được miễn phí vé vô cửa mà ngậm ngùi ấm ức, sao dân Việt mình thua kém đến vậy, dân Việt mà vô xem phế tích hoàng thành Thăng Long, di tích hoàng thành Huế mà cũng phải trả tiền… Sau hơn 10 năm, giờ thì người Việt vô phố cổ Hội An – cũng phải mua vé. Vài hôm nữa, hay là Hà Nội làm theo, vô phố cổ cũng thu tiền luôn cho nó đi đúng tư duy An Nam.” – Dean Nguyen.

Xin bổ sung thêm, Thủ tướng Campuchia Hun Sen vừa khẳng định sẽ mở cửa miễn phí cho khán giả vào theo dõi lễ khai mạc, bế mạc và tất cả môn thi đấu thuộc SEA Games 32.

Tiền tham nhũng – nguồn thu không bao giờ cạn ở VN –  Nguồn: Facebook    

  1. Kết

Vừa rồi có câu chuyện người Chăm đi thăm tháp Chăm (Phan Rang – Ninh Thuận) phải bỏ tiền mua vé, người Chăm kể chuyện lịch sử, văn hoá Chăm tại tháp Chăm thì bị cấm… Không ai không xót xa giùm. Nhưng công dân VN, sống đời đời tại đây cũng không khá hơn… Dầu đóng trăm ngàn loại thuế nhưng ngay cả cái nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ thì tìm hoài không thấy. Vậy mà hở chút tốn tiền, từ BOT ngoài đường cho tới BOT trong chùa, BOT ở các khu du lịch tới BOT ở chốn cửa quyền… Dân Việt đang đóng thuế để làm gì?

DU