Từ Facebook tổng hợp

 +++ Liệu có xảy ra cướp bóc? – Từ Facebook Phạm Thanh Nghiên

Xoá chợ tạm, cấm chợ truyền thống, người dân sẽ đổ dồn về các siêu thị (đương nhiên rồi). Nhiều người đã bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ lây lan dịch bệnh trong môi trường chật chội, kín như bưng của siêu thị. Rồi cả sự lo lắng về giá cả, sự quá tải của các siêu thị … Tất cả các nỗi lo lắng ấy đều có cơ sở và chính đáng.
Nhưng còn một nguy cơ nữa liệu đã được những người ra quyết định tính đến, đó là nạn cướp bóc?

Vì dịch bệnh có phải bây giờ mới xuất hiện đâu, hơn một năm nay rồi. Chưa kể đợt giãn cách năm ngoái, thì đợt giãn cách năm nay kéo dài đã hơn một tháng, chưa biết bao giờ mới kết thúc với tình trạng lây lan nhanh như hiện nay. Hơn một năm ảnh hưởng dịch bệnh, nhiều gia đình, nhiều con người rơi vào cảnh khó khăn, khổ sở.

Thiếu hàng, khan hiếm hàng, thậm chí sự đói kém, cùng quẫn sẽ buộc người ta phải liều lĩnh xông vào các siêu thị để giật đồ hoặc cướp bóc? Mong rằng điều ấy không xảy ra. Mong rằng không người dân Sài Gòn nào phải thiếu đói trong thời gian bị siết chặt vì mắc dịch.

Thương lắm Sài Gòn ơi!

+++ Gà mắc tóc – Từ Facebook Nguyễn Thuỳ Dương

TP.HCM giãn cách 15 ngày theo chỉ thị 16. Bề ngoài nhìn có vẻ ổn, các chốt chặn phát huy tác dụng khi không cho người dân đi quá xa nơi ở nhầm tránh lây lan nguồn dịch bệnh tối đa.

Tuy nhiên, nhìn kỹ vào những chỉ đạo chữa cháy lia lịa của TP.HCM mới thấy, chính quyền TP.HCM có vẻ khá lúng túng khi thực hiện giãn cách xã hội diện rộng. Đồng thời, không có phương án tốt nhất được xây dựng để ứng phó.

Các văn bản pháp lý thiếu tính chặt chẽ khi cho rằng người dân được ra ngoài mua hàng thiết yếu. Tôi ví dụ đơn giản: tôi ở Tp.Thủ Đức qua Quận 1 mua muối. Muối là mặt hàng thiết yếu. Vậy vấn đề đặt ra là người dân đó có bị phạt hay không? Phạm vi giới hạn được di chuyển để mua đồ dùng thiết yếu là bao xa hay chỉ mang tính chất cảm tính là chính?

Nhưng nếu trong phạm vi giới hạn mà các điểm mua hàng đều hết muối. Vậy người trong khu vực bị giới hạn có được đi xa hơn để mua muối hay không? Công an căn cứ vào cái gì để bắt người dân quay về? Hoặc lập phiếu phạt?

Rõ ràng, không hề có sự chuẩn bị hay phòng bị đối với những phương án ngoài luồng hoàn toàn có thể xảy ra dẫn tới “vỡ trận”.

Đó là chưa kể kiểu cấm buôn bán như con nít chơi đồ chơi. Cấm “bán mang về”, rồi tui mua đem đi tính sao? Cấm bán là cấm bán, chứ không có vụ cấm bán mang về. Người có nhà còn mang về được chứ người bị chủ nhà trọ đuổi do hết tiền đóng tiền nhà, mang về đâu?

Thành phố áp dụng chỉ thị 16 vào giãn cách xã hội. Nhiều người tháo chạy, nhiều người tích trữ lương thực, nhiều người đi rút tiền…. Nhưng có những người không có tiền mua lương thực thì phải làm sao? Họ làm bữa nào mua đồ ăn bữa đó, bây giờ giãn cách không có việc làm. Họ ăn cái gì để sống?

Phương án, kịch bản nào cho trên dưới 100.000 người bán vé số ở Tp. HCM? Phương án nào cho thợ hồ, phụ hồ, lao động nghèo trong xóm ổ chuột? Nói đóng là đóng, nói nhốt là nhốt. Vậy lấy gì sống? Sống ra sao? Bao lâu nữa xảy ra bất ổn do đói ăn?

Đừng coi thường vài văn bản không chuẩn. Nó thể hiện sự rối loạn của lãnh đạo trước sự kiện xã hội. Và khi lãnh đạo rối thì dân có nguy cơ lãnh “đạn” cao.
Hô hào giãn cách, hô hào ý thức nhưng lại quên mất: Ăn là một loại bản năng.

Từ Facebook