Từ Facebook Tổng Hợp
+++ Mẹ nào con nấy – Từ Facebook (không rõ tác giả)
Năm xưa, ở vùng đất nọ có bà Y. Ngày hôm đó, giặc Mỹ càn quét dữ dội khiến người dân đi theo cán bộ phải chạy đến núi tránh địch, bà Y có bế theo cậu con trai chưa đầy 4 tháng tuổi. Trong hang ngột ngạt, đói, khát bé khóc ngày một lớn hơn, làm những người trong hang lo lắng trước hàng trăm lính Mỹ đang rình phục ngoài hang. Cán bộ, du kích đề nghị bà mẹ thể hiện lòng yêu nước bằng việc phải hy sinh cháu bé để bảo toàn những người đang lẩn trốn. Sau nhiều lần động viên của cán bộ, nhân dân, chiến sỹ trong hang và bà Y cũng nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ lực lượng, vì thế mà bà đã phải làm cho con mình tắt thở…
Nhưng cuộc đời luôn có những điều kỳ diệu. Khi giặc Mỹ rút đi, mọi người lục tục rời khỏi hang để về làng thì phát hiện ra cháu bé chưa chết. Với một phép màu nào đó, cháu bé đã hồi tỉnh lại và được cứu sống.
Rồi đứa trẻ ấy cũng lớn lên trong dưới nền giáo dục xhcn. Cậu mang tên là Trần Khoa.
Cậu được mọi người kể cho nghe câu chuyện năm xưa. Cậu không hề hận mẹ mà trái lại thấy tự hào vì mẹ đã có hành động dũng cảm dám hy sinh vì sự sống còn của bao người khác. Cậu cảm động và nguyện sẽ noi gương mẹ để cứu người, cứu đời..
Cậu trở thành bác sỹ.
Năm Covid thứ 2, dịch bệnh xảy ra khắp thành phố. Hàng ngày, hàng nghìn nguời nhiễm virus, hàng trăm người nhập viện. Các bệnh viện trở nên quá tải, thiếu trang thiết bị, thiếu nhân lực.
Dịch bệnh càng ngày càng khốc liệt, mẹ cậu già yếu và trở thành nạn nhân của con virus quái ác. Nó phát tác nhanh chóng và bà được đưa vào cấp cứu đúng bệnh viện và ca trực của cậu. Ngay sau đó, người ta cũng đưa vào phòng một thiếu phụ mang thai đang sắp trở dạ cũng rất nguy cấp. Trong phòng chỉ còn một máy thở duy nhất mà người ta vừa lắp cho mẹ cậu. Nhìn mẹ già thoi thóp trên giường bệnh với máy thở trên mặt rồi lại quay sang thiếu phụ đang đấu tranh sinh tử,trong cậu trào dâng một nỗi xót xa.
Tâm trí còn đang rối bời thì đột nhiên trong đầu cậu loé lên một quyết định. Nhớ lại chuyện xưa và thấm nhuần tư tưởng cách mạng, cậu hiểu rằng chỉ còn cách đó. Phải làm, phải làm thôi!
Cậu tiến tới bên giường bệnh của mẹ, hôn lên trán, thì thầm vào tai mẹ “Con yêu mẹ” rồi không ngần ngại rút nhanh ống thở ra khỏi miệng mẹ và chuyển sang cho thiếu phụ.
Gương mặt mẹ cậu dãn ra, hơi thở yếu dần, miệng lắp bắp “CON THẬT HIẾU THẢO” rồi tắt thở.
+++ Tâm lý nô lệ – Từ Facebook Thái Hạo
Chuyện nữ giảng viên đại học Duy Tân (Đà Nẵng) bị điều tra vì…nói thật và nói thật lòng, ngoài sự “im lặng là vàng” của giới giảng viên đại học trước bất công trên đầu đồng nghiệp và sự phi lý từ phía cơ quan nhà nước ra thì còn một điều nữa khiến tôi thấy thật khó hiểu: Có nhiều người trách cậu sinh viên đã post đoạn đối thoại ấy lên mạng, vì theo họ như thế là gài bẫy, là âm mưu, là xấu xa v.v.
Nếu một khi các bạn đã nghe/đọc mà thấy đó là những phát ngôn bình thường, lành mạnh thì tại sao các bạn còn chê trách cậu sinh viên kia và cho rằng cậu ta “gài bẫy”? Hay ý các bạn là dù nói sự thật và không vi phạm pháp luật nhưng cần phải giữ bí mật? Tại sao lại thế?
Các bạn cho rằng vụ ấy là một “âm mưu”, vậy đó chẳng phải là một âm mưu thất bại hay sao khi mà những lời cô giáo nói ra là hoàn toàn chính đáng? Post những lời ấy ra chốn công khai thì lý do gì mà cô lại có thể trở thành nạn nhân? Rõ ràng, ở đây việc trở thành nạn nhân hay không đâu phải do hành vi của cô mà là từ một ý chí vô pháp nào đó bên ngoài đấy chứ!
Rốt cuộc thì, các bạn đồng nghiệp và đồng bào của tôi, các bạn đang sợ điều gì? Sợ sự thật, sợ cường quyền hay sợ những điều tốt đẹp?
Từ câu chuyện của cô giáo Đà Nẵng, nhiều bạn còn tự nhắc nhở rằng phải cảnh giác, hết sức cảnh giác. Cảnh giác cái gì vậy? Cảnh giác rằng chớ nên nói thật nghĩ suy, xúc cảm của mình ư? Vậy các bạn đang trù tính là sẽ nói cái gì cho học trò nếu không phải là chân – thiện – mỹ? Tôi sợ cái sự “rút kinh nghiệm” này của các bạn.
Thực ra thì tôi hiểu, rằng các bạn đã tự chối bỏ quyền làm người của mình từ trước đó lâu rồi chứ không phải đợi đến khi sự việc này xảy ra. Cái phản ứng “bất mãn” tức thời của các bạn về cậu sinh viên kia cho tôi biết điều đó. Từ trong sâu thẳm, các bạn đã coi việc sống thẳng thắn, sống thật lòng là điều không chính đáng.
Khi các bạn nói đúng và nói thật các bạn phải tự hào và tự tin chứ! Theo tôi, đáng ra các bạn phải cầu mong rằng sẽ có thật nhiều người lan tỏa tiếng nói ấy cho mình chứ nhỉ? Khi các bạn chê trách người học trò kia, thì có phải đồng nghĩa với việc các bạn đang quay lưng lại với lương tâm của chính mình?
Tâm lý sợ hãi hình như đã ăn quá sâu vào tâm thức của một cộng đồng; nó khiến nhiều người không sao còn cảm nhận và phân biệt được cái gì là lẽ thường tình, là đúng sai phải trái, là được – mất, lấy – bỏ nữa thì phải…
So với sự thô bạo của phía bên kia, thì cái tâm lý của phía bên này còn đáng sợ hơn ngàn lần: tâm lý nô lệ.
+++ Truyền thống xạo sự đã ăn vào máu – Từ Facebook Bố Anh Sau
Hoá ra câu chuyện về bác sỹ Khoa nọ lại là một câu chuyện fake y chang hàng ngàn câu chuyện fake mà bộ phận truyền thông ở xứ Lừa nọ cứ nhào nặn ra hàng ngày. Ngoài những câu chuyện fake đã quá nổi tiếng như Tám Lê thì còn một số câu chuyện fake trong lịch sử tồn tại của ĐCSVN mà người ta hay kể đi kể lại riết ăn sâu vào máu của dân chúng
– Tám Lê: câu chuyện fake này có quá nhiều người vạch ra sự vô lý của nó rồi. Tẩm xăng chạy nửa cây số, thằng bé tuổi đầu mới qua con số chục được vài tháng đã vội tự tìm tới cái chết đau đớn để hạ kho xăng Pháp (?!?). Trước khi chết, Liệu ca ca trưởng kho xăng lịch sử của Việt Nam đã trăn trối là nên dẹp cái huyền thoại Tám Lê này vì ổng chế toàn tập. Muộn rồi, bao thế hệ đã lấy cảm hứng anh Lê Văn Tám để ôm bom cảm tử nhà hàng Mỹ Cảnh, nhà hàng Bạch Đằng… Tới giờ thì ít ai dám can đảm 8 Lê có thiệt lắm nhưng trường học mang tên 8 Lê vẫn sừng sững trơ cùng tuế nguyệt!
– Sáu Võ: theo nhiều người kể lại, cô bé này có biểu hiện tâm thần nên đã bị Việt Minh lợi dụng cho bộc phá ném vào giữa chợ. Bài thơ “Mùa hoa Lekima nở” hình tượng hoá cô như một chiến sỹ Việt Minh bất khuất không lùi bước trước kẻ thù. Nhưng có lẽ việc tử hình cô là sai sót của Pháp khi đi tử hình một cô bé bị bệnh tâm thần thì đúng hơn.
– Nguyễn Văn Bé: truyền thống xạo sự được đẩy lên đỉnh điểm với trường hợp của anh Bé Nguyễn, một tiểu đoàn trưởng cs. Theo báo chí cs, Bé bị bắt và giả vờ quy hàng rồi cho nổ mìn Claymore làm 69 lính “Mỹ ngụy” bị chết ngay lập tức, trong đó có Bé. Vì hành trạng đó nên Bé được truy phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngay sau đó và là tấm gương thi đua của chiến sỹ miền Nam. Trên thực tế, Bé bị quân Mỹ bắt và đầu hàng sau đó, anh ta được chiêu hồi và sống cuộc sống bình thường ở miền Nam cho đến ngày 30-4 thì mất tung tích. Có tấm ảnh Bé cầm tờ báo cs truy phong anh và cười toe toét, có lẽ để chế nhạo VC đã thêm mắm dặm muối quá đà trong câu chuyện của anh. Tên Bé giờ vẫn còn là tên của một trường cấp 3 ở SG
– Trâu cũng đánh Mỹ: fake news loại xạo nhất thế giới cũng xuất hiện ở một cuốn sách giáo khoa cấp 1 cách đây vài năm. Anh em cũng hiểu là viết láo như vậy mà vẫn có người tin thì đủ hiểu dân trí Việt Nam thời đó ra sao.
– Phan Đình Giót, nguyên mẫu là Hoàng Kế Quang của Trung Cộng cũng lấy thân lấp lỗ châu mai ở trong chiến tranh Triều Tiên. Giót 1 là học theo nguyên bản, 2 là chết vì nguyên nhân khác nhưng hóa thần tương tự một số thủ thuật của cs. Hiện ai biết thông tin thêm về Giót xin cho biết thêm.
– Ôm cục gạch nung nóng để ngủ cho ấm, thực nghiệm cho thấy, phỏng tay hoặc phỏng mặt tuỳ bộ phận nào chạm trước vào gạch.
– Thảm sát tại Huế: đến nay, cho dù có bằng chứng rõ ràng rằng quân VC đã giết và thảm sát hàng ngàn người dân thường trong năm 1968 nhưng báo chí VC lúc ban đầu đã đưa tin rằng những người này chết vì bom Mỹ và không thừa nhận từ đó cho đến nay.