1. Lâu đài Kronborg

Thành phố Helsingor, nơi được xây dựng lần đầu tiên vào đầu thập niên 20 của thế kỷ XV nhằm thu thuế tàu bè qua lại vịnh Oresund, eo biển hẹp nhất giữa Đan Mạch và Thụy Điển. Lúc đó Kronborg là một pháo đài kiểm soát giao thông hàng hải khu vực vịnh đi qua Baltic. Kronborg thăng trầm qua thời gian, qua nhiều thời trị vì của các vị vua Đan Mạch nhưng được bảo tồn chu đáo cả hình thể lẫn hiện vật dù vẫn có một số mất mát do chiến tranh Thụy Điển – Đan Mạch (1657 – 1658).

Mô hình lâu đài Kronborg      

Wikipedia chép rằng: “Từ năm 1739 tới giữa thế kỷ 19, Kronborg được dùng làm nhà tù nhốt tù nhân. Các tù nhân bị kết án nhẹ thì lao động ở bên ngoài, còn các tù nhân bị kết án nặng thì lao động khổ sai bên trong các bức tường của lâu đài. Từ 17 tháng 1 năm 1772 tới 30 tháng 4 năm 1772, Kronborg là nơi giam hoàng hậu Caroline Mathilde (Công chúa Caroline Matilda xứ Wales), em của vua George III”.

Bàn ăn của gia đình nhà vua bên trong lâu đài.

“Khách đến thăm được nhìn ngắm nhiều nơi trong đó có chỗ ở của vua và gia đình, nhà cầu nguyện, phòng khiêu vũ, phòng tiếp khách … Trong một tầng hầm dùng làm kho chứa vũ khí của lâu đài có tượng nhân vật anh hùng huyền thoại Holger Danske, người mà – theo truyền thuyết – khi Đan Mạch bị nguy khốn thì sẽ thức dậy để cứu nguy” (Wikipedia). Thăm gần hết các phòng cùng với những vật dụng được trưng bày, tôi có cảm giác là cuộc sống của Hoàng Gia cũng đơn giản, khoảng cách giữa họ và dân chúng không nhiều!.

Vợ chồng tác giả và hai bạn đi cùng trước lâu đài.

Lâu đài nổi tiếng bởi đây là nơi trình diễn vở kịch Hamlet của Shakespeare nhân kỷ niệm 200 năm ngày tác giả người Anh này qua đời. Kronborg được lấy làm bối cảnh không gian cho tác phẩm “Hamlet, prince of Denmark”.

Xem thêm:   Breslau

Di tích này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2000

Mặt tiền của Bảo tàng, phía xa là lâu đài.

  1. Bảo tàng Hàng hải

Cách lâu đài không xa là Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Đan Mạch, đây là kiến trúc khá hiện đại gần như dưới lòng đất và cách mặt đất 7m, nhờ đó không ảnh hưởng đến cảnh quan lâu đài cổ Kronborg. Khách đến thăm đi trong một đường ống lớn để xem khu trưng bày di tích chia thành 10 khu riêng biệt

Thư của những người lính tham gia chiến trận gửi về gia đình trong Bảo tàng

Là một trong những quốc gia biển hàng đầu thế giới, bảo tàng “ngầm” được khánh thành và đưa vào sử dụng từ 6 năm qua (tính từ 2013) chứa một khối lượng hiện vật đồ sộ, trưng bày đẹp mắt và rất hợp lý nên du khách hiểu được ngành hàng hải nước này cả trong thời bình lẫn thời chiến. BIG Architects (Bjarke Ingels Group) là đơn vị thiết kế với quan điểm là sự giao thoa đa văn hóa trên toàn thế giới đã cho du khách một không gian đa sắc màu khi hình dung lại quá khứ trong đó có cả hình ảnh những con tàu và chiến binh Viking một thời ngang dọc.

Những hiện vật nghi là có xuất xứ từ Việt Nam trưng bày trong bảo tàng.

Đến bảo tàng này tôi được thấy những bức thư của các thủy thủ gửi về cho gia đình, các chiến lợi phẩm thu từ những miền xa trên trái đất … Có hai hình ảnh đáng nhớ nhất là một hộp cẩn xà cừ với một tấm vải thêu mà xác suất có xuất xứ từ Việt Nam là rất cao. Thứ hai là mô hình chiếc tàu chở container của MAERSK LINES có cả mặt cắt nhìn từ phía sau để thấy được sức chứa của con tàu. Các container với hàng chữ MAERSK được thấy rất nhiều trên các quốc lộ của Việt Nam nhất là khu Tân Cảng Sài Gòn. Headquarter của hãng vận tải biển lớn nhất Đan Mạch này trên bờ vịnh Oresund. Một người bạn Việt Nam từng làm việc tại đây nói với tôi rằng tàu của MAERSK đã vớt một số lượng thuyền nhân rất lớn khi trôi giạt trên biển trong những chuyến đi tìm tự do. Trong tòa nhà này, người Việt đã xin phép dựng một bia ghi ơn tinh thần nhân ái của thủy thủ những con tàu này.

Toàn cảnh Bảo tàng Hàng hải Đan Mạch

NHQ