Trong thời đại tân tiến này với nhiếp ảnh số (digital photography) và kỹ thuật Photoshop, trên các mạng xã hội (Twitter, Facebook, Instagram… ) có đầy dẫy những hình ảnh đã được “nắn bóp”. Sau đây là một vài dấu hiệu để giúp bạn nhận ra hình nào là “ảo” và hình nào bạn có thể tin là thật.

Kỹ thuật ‘sơn thổi’

Có bao giờ bạn nhìn thấy một tấm ảnh hơi có vẻ không ổn? Chỉ dựa theo bản năng xét đoán của bạn thì chưa hẳn là một phương thức khoa học, nhưng có lẽ bạn có khiếu phát giác ‘hàng giả’ khá hơn bạn nghĩ. Nếu bạn thấy một tấm ảnh nào có vẻ nghi ngờ, có lẽ bạn muốn khám xét nó kỹ hơn.

Airbrushing là một kỹ thuật xịt sơn theo một vòi nhỏ qua không khí. Khi kỹ thuật ‘sơn thổi’ được áp dụng quá lố sẽ có khuynh hướng tạo cảm giác cho người trong ảnh có làn da hoàn hảo – quá hoàn hảo – và không giống người nữa.

Các chuyên viên trong ngành sửa hình chuyên môn thường phải tìm một điểm cân bằng giữa sự hoàn hảo và thực tế, nhưng các tay a-ma-tơ và những apps trong điện thoại di động ít khi cân nhắc chuyện này. Ðiều này đưa đến kết quả ảnh hưởng ‘sơn thổi’ nặng nề mà bạn có thể dễ dàng nhận ra.

Tìm dấu hiệu của sự méo mó

Ðôi khi bạn cần nhìn xa hơn chỉ chủ thể của một tấm hình để thấy cả một bố cục tổng quát. Ðiều này càng đúng khi nói về sự méo mó của một tấm hình, đó là khi có người dùng Photoshop hoặc phần mềm tương tự để xê dịch, làm teo, hoặc làm nở một phần của một tấm hình.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Tìm những dấu hiệu nào trong tấm ảnh không đáp ứng theo quy luật vật lý. Thí dụ, như trong tấm hình dưới đây, con chuột của cô gái cầm máy ảnh đã được “thổi phồng” một cách không tự nhiên, nhưng người sửa hình đã vô tình làm teo khúc cánh tay của cô ta. Nhìn vô thì biết ngay đây là hình giả.

Kỹ thuật này cũng thường được dùng để khuếch đại sự giảm cân hoặc những ảnh hưởng của quần áo làm ốm.

Đừng quên những cái bóng

Vấn đề này chỉ áp dụng với những cách sửa hình quá tệ, nhưng bạn đừng quên tìm cái bóng trong hình. Ðây là một lỗi rất căn bản, nhưng nhiều người vẫn còn phạm lấy. Ðôi khi, chủ thể trong tấm hình sẽ không có cái bóng nào.

Tất cả vật thể trong một khung cảnh đều nên có một cái bóng. Hơn nữa, nếu bạn chụp hình người lúc 5 giờ, bạn cũng biết rằng mặt trời xuống thấp sẽ làm cái bóng của người đó dài hơn nếu chụp lúc giữa trưa. Hiện tượng này có thể sẽ khó thấy hơn trong khung cảnh với ánh sáng nhân tạo. Tuy nhiên, nếu trong hình có nắng, bạn nên kiểm tra sự trùng hợp giữa chiều dài và góc cạnh của cái bóng.

Kiểm tra EXIF

EXIF là những dữ kiện của một tấm ảnh khi nó được chụp và chứa bên trong hồ sơ ảnh. Những thông tin kèm theo gồm có: ống kính dùng để chụp, khẩu độ, tốc độ cửa chập, độ nhạy ISO, v.v. Hơn nữa, đôi khi thông tin về địa điểm cũng được chứa trong hồ sơ ảnh.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

Vậy nếu bạn biết chút ít về nhiếp ảnh, bạn có thể dễ dàng “lật tẩy” những tấm hình giả chỉ bằng cách nhìn thấy dữ kiện EXIF của chúng. Thí dụ, nếu một tấm ảnh được chụp với khẩu độ lớn thì hậu cảnh có thể mờ. Cũng tương tự, tốc độ cửa chập chậm sẽ làm những chủ thể đang di động có vết nhòa. Vì vậy khi những thông số này không hợp, tấm ảnh có thể đã bị chỉnh sửa quá ‘giả’.

AN
Breslau, Canada