Tôi chắc chắn những tay ảnh ở mọi trình độ sẽ đồng ý rằng đôi khi họ có thể gặp khó khăn tìm cảm hứng để chụp những hình ảnh ‘thứ dữ’. Ðôi khi chúng ta ỷ lại, nhưng thật ra sự cảm hứng nằm trong trọng tâm của tất cả nhiếp ảnh cao cấp và, đối với nhiều tay ảnh kiên trì, đây là nơi có chứa nhiều giá trị của những chuyến du lịch.

Du lịch truyền cảm hứng cho nhiếp ảnh và nhiếp ảnh truyền cảm hứng cho du lịch.

Nghĩ tới trước

Có thể nói rằng tôi không phải là một người biết tính trước theo năng khiếu tự nhiên, nhưng khi nói về nhiếp ảnh du lịch, rõ ràng có giá trị trong lối suy nghĩ tới trước; đặc biệt nếu bạn chỉ đi một thời gian ngắn.

Nếu bạn tìm kiếm trên mạng về lời khuyên cho một địa điểm du lịch, có lẽ bạn sẽ tìm được cả khối thông tin hữu ích, nhưng những thông tin đó cũng có khuynh hướng khá chung chung.

Những lời khuyên được viết riêng cho những người chụp ảnh thì khá hiếm hoi, cho nên nếu bạn muốn tìm những địa điểm chụp hình tốt nhất, có thể nó sẽ đòi hỏi một sự tìm kiếm kiểu cổ-lỗ-sĩ.

Nếu bạn nghiêm túc về chuyện chụp được hình đẹp, hãy dự tính chuyến đi với ưu tiên cho nhiếp ảnh.

Tìm đường tới những điểm chụp nổi tiếng như Grand Canyon hoặc Machu Picchu thì tương đối dễ dàng mà không đòi hỏi phải có kế hoạch, nhưng một người có tánh thám hiểm muốn đi chụp những đề tài ‘độc nhất’ của mình thì nên có một kế hoạch rõ ràng trước.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

Mục đích để nghiên cứu về nhiếp ảnh, dĩ nhiên, nên tìm những địa điểm mới sẽ truyền cảm hứng cho bạn, chứ không phải tìm những hình ảnh đẹp để tái tạo. Khi bạn đặt chân tới địa điểm đã chọn kỹ, hãy bật lên tính chất nghệ thuật bên trong bạn; khám phá, thể hiện và ghi lại khung cảnh đó bằng cách độc nhất của riêng bạn.

Nhập tâm

Nếu bạn nghiêm chỉnh về việc chụp hình đẹp, bạn cần “nhập tâm” với máy ảnh của bạn. Nếu bạn không rành về cách dùng những chức năng trong máy ảnh của bạn, mà phải mò mẫm trong lúc đang đi du lịch có nghĩa rằng bạn sẽ bị mất nhiều cơ hội chụp hình, một điều bạn sẽ hối tiếc về sau.

Hãy bỏ thời gian học cách dùng máy ảnh của bạn ở nhà và tập dùng nó trong nhiều tình trạng khác nhau với mức độ ánh sáng khác nhau.

Thời gian có thể hạn hẹp khi bạn đi du lịch, vì vậy quyết định những gì để chụp sẽ đòi hỏi chút ít chiến lược. Dĩ nhiên không thể thiếu những cú chụp thuộc hình tượng. Nhìn qua ống kính của bạn khi đứng trước tháp Eiffel, chăm chú vào sự đối xứng tuyệt đẹp của công trình kiến trúc sừng sững trước mặt, và bạn sẽ không khỏi tạo bố cục cho một kiểu chụp kinh điển mà nhiều thế hệ khách du lịch và photographers đã chụp trước đây. Dĩ nhiên có nhiều lý do hình này đã trở nên một cú chụp kinh điển, thì bạn cứ chụp, và rồi tiến tới một kiểu chụp khác hơi hơi sáng tạo hơn.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Tư tưởng của một người chụp ảnh du lịch

Tưởng tượng một trường hợp (mặc dù không thường xảy ra lắm) nơi bạn đứng giữa một nhóm lớn gồm nhiều người chụp hình, san sát nhau trên một bãi cát; tất cả đều nhìn ra hướng ngoài biển yên tĩnh, tất cả đều cố gắng chụp tấm ảnh hoàn hảo mặt trời lặn được phản chiếu dưới những làn sóng êm. Dù bạn cố gắng, hình của bạn chưa chắc sẽ đẹp nhất trong đám, và dù nó có đẹp, trong đám đó cũng có cả chục người khác với những hình tương tự.

Bạn chỉ cần bước thụt lùi mười hoặc hai mươi bước và nhìn dọc theo bãi biển có thể bạn sẽ thấy một cảnh khác khá ăn ảnh; một đám đông phó nhòm, hàng loạt ống kính lấp lánh dưới tia nắng của mặt trời lặn, tất cả đều chĩa ra phía xa xa.

‘Nghệ thuật’ thật của nhiếp ảnh du lịch không phải là chỉ học cách chụp hình khi đi du lịch, mà bao gồm sự mong mỏi để tạo ảnh của những nơi xa xôi, nhằm lôi cuốn một phản ứng, nhằm truyền cảm hứng cho những tay chụp hình, du lịch cũng như không du lịch.

AN
Breslau, Canada