Trong thị trường nhiếp ảnh, các hãng sản xuất máy ảnh thường dùng độ phân giải như một phương tiện quảng cáo, nhằm thu hút những người tiêu thụ ham muốn con số “megapixel” thật cao. Nếu bạn thuộc trong số những người này, thì sau đây là những máy ảnh tốt nhất trên thế giới hiện nay.

Chỉ trong tuần qua, Sony vừa thông báo về máy ảnh mới nhất của họ – chiếc Sony A7R Mark IV. Máy ảnh full-frame với độ phân giải cao nhất bạn có thể mua và mọi người dường như ai cũng hứng thú tìm hiểu thêm về máy này, dù trên thị trường vẫn có nhiều máy có nhiều megapixels hơn nó. Trong bài này chúng ta sẽ thấy máy A7R Mark IV đứng ở đâu trong danh sách sắp hạng những máy ảnh có số megapixels cao nhất.

Dĩ nhiên, megapixels càng cao thì càng tốn tiền. Danh sách này gồm có một số máy ảnh medium format tốt nhất và những máy ảnh mirrorless tốt nhất bạn có thể mua ngay bây giờ.

  1. PhaseOne XF IQ4 150MP

Sensor: Medium format | Megapixels: 151MP | Lens mount: Phase One | LCD: 3.2” | Viewfinder: Eye-level or waist-level viewfinder options | Max continuous shooting speed: N/A | Max video resolution: N/A | User level: Professional

Phí tiền? Ðối với một tay chụp ảnh tài tử, có thể, nhưng đối với một nhiếp ảnh gia thời trang hoặc thương phẩm chuyên nghiệp, nó là một sự quyết định kinh doanh, cũng giống như thuê một cửa hàng hoặc mua chiếc xe kiếm tiền. Chiếc XF IQ4 đòi hỏi sự nâng niu cẩn thận và một sự đầu tư đáng kể. Nó không phải là một máy ảnh bạn có thể mang đi khơi khơi và bỏ trong túi ba lô. Nhưng máy này, và những máy ảnh medium-format  cao cấp  giống nó, có thể đạt một mức độ phẩm chất bạn không thể ngờ được. Bộ máy XF IQ4 khó tìm đến nỗi bạn không thể lên Amazon mua nó – bạn phải đi tới một chỗ chuyên môn bán máy Phase One.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

  1. Fujifilm GFX 100

Sensor: Medium format | Megapixels: 102MP | Lens mount: Fujifilm G | LCD: 3.2” touchscreen, 2.36 million dots | Viewfinder: EVF, 5.76 million dots | Max continuous shooting speed: 5fps | Max video resolution: 4k at 30fps | User level: Professional

Máy GFX 100 chỉ hơn máy Hasselblad H6D-100c (bên dưới) vì có giá rẻ bằng một phần ba. Tuy nhiên, có một sự khác biệt là những máy như Hasselblad và PhaseOne có medium-format sensor cỡ ‘full size’, trong khi Fujifilm GFX 100 có sensor ở điểm giữa cỡ đó và cỡ máy 35mm full-frame bình thường.

  1. Hasselblad H6D-100c

Sensor: Medium format | Megapixels: 100MP | Lens mount: Hasselblad | LCD: 3-inch touchscreen, 920k dots | Viewfinder: Optical, interchangeable | Max continuous shooting speed: 1.5fps | Max video resolution: 4k | User level: Professional

Cũng như Nikon và Canon làm bá chủ lãnh vực DSLR bao nhiêu năm nay, trong lãnh vực medium-format thì có PhaseOne và Hasselblad. Mặc dù chiếc H6D-100c không thể sánh với chiếc PhaseOne về số megapixels, Hasselblad có một lượng khách trung thành với thương hiệu của họ.

  1. Sony A7R IV

Sensor: Full frame | Megapixels: 61MP | Lens mount: Sony FE | LCD: 3-inch tilting touchscreen, 1.44 million dots | Viewfinder: EVF, 5.76 million dots | Max continuous shooting speed: 10fps | Max video resolution: 4k | User level: Professional

Sony muốn người tiêu thụ nhìn máy A7R Mark IV như một đối thủ medium-format, và nếu bạn đánh giá chỉ dựa theo số megapixels thì nó cũng “có cửa”. Nhưng rất tiếc, nó không phải là một máy medium-format “thứ thiệt”.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

  1. Pentax 645Z

Sensor: Medium format| Megapixels: 51MP | Lens mount: Pentax 645AF2 | LCD: 3.2”, 1,037,000 dots | Viewfinder: Prism type | Max continuous shooting speed: 3fps | Max video resolution: Full HD at 30fps | User level: Professional

Ðừng bao giờ quên hiệu Pentax! Máy 645Z đã có mặt trên thị trường lâu đến nỗi người ta quên đi rằng đây là chiếc máy ảnh medium format đầu tiên với giá vừa phải, và vẫn trong số những máy ảnh Pentax tốt nhất.

  1. Fujifilm GFX 50R

Sensor: Medium format | Megapixels: 51.4MP | Lens mount: Fujifilm G | LCD: 3.2” touchscreen, 2.36 million dots | Viewfinder: 0.5” OLED, 3.69 million dots | Max continuous shooting speed: 3fps | Max video resolution: 1920×1080 (Full HD) | User level: Professional

Máy GFX 50R không có megapixels cao, hoặc những đặc điểm hay như của GFX 100, nhưng nó không mắc hơn một máy ảnh full-frame hạng pro bao nhiêu.

  1. Hasselblad X1D II 50c

Sensor: Medium format | Megapixels: 50MP | Lens mount: Hasselblad X | LCD: 3-inch touchscreen, 920k dots | Viewfinder: Electronic, 2.36 million dots | Max continuous shooting speed: 2.3fps | Max video resolution: 1920×1080 (Full HD) | User level: Professional

Ðộ phân giải 50 megapixel của nó có vẻ hơi “tầm thường” trong list này, nhưng hàng ngũ ống kính của Hasselblad và phẩm chất ảnh rất đẹp. Dù máy ảnh này không phải là máy nhanh nhất, nhưng nó chắc chắn là một trong những máy đẹp mắt nhất.

  1. Canon EOS 5DS/R

Type: DSLR | Sensor: Full frame | Megapixels: 50.6MP | Lens mount: Canon EF | LCD: 3.2”, 1,040,000 dots | Viewfinder: Pentaprism | Max burst speed: 5fps | Max video resolution: 1080p | User level: Professional

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

Ðã từ lâu, đây là máy ảnh DSLR full-frame với độ phân giải cao nhất mà bạn có thể mua. Nhưng nó vẫn không bán chạy lắm. Lý do: đây là một thiết kế khá cũ, không có 4K video và không có Dual-Pixel CMOS AF. Trong thế giới mirrorless tiến nhanh, máy 5DS/R có vẻ như một con dinosaur.

  1. Panasonic Lumix S1R

Type: Mirrorless | Sensor: Full frame | Megapixels: 47.3MP | Lens mount: L-mount | LCD: 3.2”, 2,100k | Viewfinder:  Electronic, 5,760k | Max continuous shooting speed: 9fps | Max video resolution: 4k | User level: Expert/Professional

Vâng, chiếc Lumix S1R có 3 triệu pixels ít hơn chiếc Canon EOS 5DS/R, nhưng nó được thiết kế cho thời đại digital tân tiến với 4k video và những thứ khác.

  1. Nikon Z7

Type: Mirrorless | Sensor: Full frame CMOS | Megapixels: 45.7MP | Lens mount: Nikon Z | Monitor: EVF,  3,690k dots, 100% coverage | Viewfinder:  EVF | Max continuous shooting speed: 9fps | Max video resolution: 4k UHD at 30fps | User level: Enthusiast/Professional

Năm 2018 là lúc chiến tranh máy ảnh bùng nổ, với Nikon Z7 lấn áp Sony A7R III với khoảng 3 triệu pixels hơn, nhưng rồi chính Nikon lại bị Panasonic và chiếc Lumix S1R qua mặt chút đỉnh. Rất tiếc cho Nikon và Panasonic rằng Sony đưa ra A7R IV!

AN
Breslau, Canada