Làm gì để hạ đường huyết, ngoài việc dùng thuốc và ăn uống đúng cách?
Hoạt động aerobic (aerobic activity) như đi bộ, đạp xe tại chỗ (stationary bike), và bơi lội có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết (blood sugar). Tập thể dục sử dụng các nhóm cơ lớn ở chân, hông, mông và tay có thể giúp hấp thụ lượng đường dư thừa trong máu, trong khi hoạt động aerobic giúp cải thiện độ nhạy insulin (insulin sensitivity). Insulin là hormone báo hiệu cho tế bào hấp thụ đường huyết.
Nếu chưa từng vận động nhiều, hãy bắt đầu với nửa giờ đi bộ chậm hoặc đạp xe tại chỗ 3 lần mỗi tuần. Di chuyển nhiều hơn khi làm việc nhà và đứng dậy đi lại vài phút sau mỗi 30 phút ngồi lâu cũng có thể mang lại lợi ích.
Lớn tuổi và hơi dư cân có tốt?
Một chút cân nặng dư thừa có thể mang lại cho người lớn tuổi một số bảo vệ khỏi bệnh tim (heart disease), tiểu đường (diabetes), suy thận (kidney failure), và gãy xương hông (hip fracture).
Tuy nhiên, dù bạn nặng bao nhiêu thì điều quan trọng là vẫn phải duy trì vận động để giữ sức mạnh cơ bắp. Ngoài ra, vòng eo lớn (trên 35 inches cho nữ, 40 inches cho nam) có thể là dấu hiệu của mỡ bụng dư thừa, điều này làm tăng nguy cơ tiểu đường và bệnh tim. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm đó.
Làm gì khi cổ chân sưng?
Ngồi lâu hoặc đứng lâu có thể gây tích tụ chất lỏng ở cổ chân và bàn chân. Đi bộ và nâng bắp chân có thể giúp bơm máu và chất lỏng trở lại tim. Giảm lượng muối cũng có thể làm giảm giữ nước, và việc kê cao chân khi ngồi hoặc nằm giúp máu và chất lỏng di chuyển dễ dàng hơn ra khỏi chân dưới.
Vì sưng có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng như cục máu đông ở chân (leg blood clot), hãy gọi bác sĩ nếu các biện pháp trên không hiệu quả sau vài ngày hoặc nếu tình trạng trở nên tệ hơn. Hãy gọi ngay lập tức nếu sưng xảy ra đột ngột, dữ dội, đỏ, đau; nếu chỉ xảy ra ở một chân; hoặc nếu bạn bị sốt hay tiểu đường.
(theo ConsumerReport on Health)