MSG (bột ngọt) là viết tắt của monosodium glutamate, và là chất tăng hương vị thường được thêm vào thực phẩm Trung Quốc, rau đóng hộp, súp và thịt chế biến. Nó cũng là một phần của nhóm hóa chất lớn hơn gọi là glutamate. MSG chứa glutamic acid, chất này cũng được tìm thấy tự nhiên trong cà chua, parmesan cheese, thịt, trái óc chó (walnuts), hến, cá mòi, nấm và các thực phẩm khác.

NHIỀU KỲ- KỲ 22

Bột ngọt dùng để làm gì?

Bột ngọt được thêm vào thực phẩm để nâng cao vị ngon hoặc vị umami của chúng. Vị umami là hương vị thứ năm, sau ngọt, chua, mặn và đắng. Bạn có thể kiểm tra danh sách thành phần trên nhãn thực phẩm chế biến sẵn để xem chúng có chứa bột ngọt hay không.

Bột ngọt đến từ đâu?

Năm 1908, một nhà khoa học Nhật Bản lần đầu tiên tách được bột ngọt từ súp rong biển và ghi nhận đặc tính tăng hương vị của nó. Sau đó, ông đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế để sản xuất bột ngọt, dẫn đến việc sản xuất thương mại chất tăng hương vị này.

Nhiều thập niên sau, cuộc tranh cãi bắt đầu. Vào năm 1968, một cơn sốt bùng lên khi một nhà nghiên cứu y sinh (biomedical) viết thư cho các biên tập viên của Tạp chí Y học New England nêu ra một căn bệnh kỳ lạ mà ông mắc phải sau khi ăn ở các nhà hàng Trung Quốc, đặc biệt là những nhà hàng nấu với bột ngọt. Các triệu chứng của ông bao gồm tê cứng, suy nhược và tim đập nhanh, được gọi là “Chinese Food syndrome – hội chứng thực phẩm Trung Quốc”.

Xem thêm:   Đau nhức (kỳ 4)

Tuy vậy, khoảng 50 năm sau khi hội chứng này lần đầu tiên được đặt tên, nhiều người tiêu dùng Mỹ vẫn tránh dùng bột ngọt.

Bột ngọt có an toàn?

FDA cho biết bột ngọt “nói chung được công nhận là an toàn – generally recognized as safe – (GRAS)”. Nhóm cơ quan giám sát yêu cầu thực phẩm có chứa bột ngọt bổ sung phải liệt kê MSG trên bảng thành phần dưới dạng monosodium glutamate.