Tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm vì vậy cần được giữ sạch và hợp vệ sinh. Lau dọn sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh sanh ra từ thực phẩm hư hỏng. Dưới đây là một vài điều cần chú ý.

5. Sắp xếp. Sau khi lau rồi, đặt thực phẩm trở lại theo nhóm và đặt trong túi hay hộp để tránh trường hợp thực phẩm bị đẩy vào trong và quên đi. Thức ăn còn thừa của bữa trưa hay bữa tối nên đặt trong hộp kín và ghi ngày vào đó để biết khi nào nên bỏ đi. Thịt và cá sống nên đặt vào hộp để tránh tình trạng nước chảy ra làm dơ tủ lạnh.

6. Phân chia vùng. Điều này giúp chúng ta tìm thực phẩm mình cần một cách nhanh chóng mà không cần phải lục lọi. Nên đặt những thực phẩm thường sử dụng, thức ăn thừa, bơ, sữa, thức ăn vặt chung một chỗ để dễ tìm và dễ nhận ra thực phẩm đó còn hay không. Nếu nhà có trẻ em, nên đặt thức ăn vặt thấp một chút để các em dễ thấy.

7. Điều chỉnh ngăn kệ. Đừng quên rằng có thể điều chỉnh khoảng cách giữa các ngăn kệ sao cho phù hợp với thực phẩm. Phải có ngăn cao để chứa các chai nước trái cây hay bình sữa. Các kệ cần được sắp xếp sao cho tận dụng không gian trong tủ. Những thực phẩm làm từ sữa (bơ, cheese) nên đặt ở ngăn kệ cao nhất vì nơi đây có nhiệt độ thấp hơn. Ở cửa tủ lạnh chỉ nên đặt những thứ đồ gia vị hoặc những thứ khó bị hư hỏng. Các ngăn kéo là nơi tốt nhất chứa rau cải và trái cây.

Xem thêm:   Đau nhức (kỳ 4)

8. Những thứ không thấy. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy một số thực phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc đã hư hỏng nằm ở ngăn kéo cuối cùng, hoặc sâu phía trong các kệ. Trước khi đi chợ, nên lôi ra những thứ nằm trong hốc kẹt này kiểm tra lại. Như vậy cũng giúp chúng ta biết rõ những thứ gì cần mua hay không cần mua.

9. Điều chỉnh nhiệt độ. Tủ lạnh giờ đã sạch và ngăn nắp. Điều cuối cùng cần làm là chỉnh nhiệt độ cho đúng. Theo hướng dẫn của FDA, tủ lạnh nên được đặt ở khoảng 40 độ F (4 độ C) để giữ thực phẩm an toàn. Tủ đông (freezer) nên đặt ở 0 độ F (-18 độ C). Ở nhiệt độ này, các khuẩn gây hại như Salmonella, E.coli, C botulinum khó phát triển được.