Khoảng 20% trong số 37 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ mắc bệnh tiểu đường, và hơn 80% trong số 96 triệu người bị tiền tiểu đường (prediabete) mà không hay biết. Đó là điều đáng lo, vì họ có nguy cơ mắc bệnh tim, tổn thương thị lực, thận, thần kinh; và thậm chí một số bệnh ung thư.

Một số thực phẩm giúp kiểm soát lượng glucose (đường) trong máu. Chọn thực phẩm lành mạnh có thể giúp tránh tiền tiểu đường, giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2, và kiểm soát mức đường huyết, nếu đã mắc bệnh.

Chọn đúng Carbs

Một số người mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cho bánh mì là kẻ thù. Nhưng không phải tất cả các loại carbs đều giống nhau. Một số loại như bột mì tinh luyện, khoai tây và thực phẩm có nhiều đường có thể làm tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Mặt khác, thực phẩm toàn phần chứa carb như trái cây, đậu và ngũ cốc nguyên hạt có chất xơ và có thể làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau cung cấp flavonoid và các polyphenol, các hợp chất giúp tăng độ nhạy cảm với insulin.

Chọn chất béo lành mạnh

Chọn chất béo không bão hòa (unsaturated fats) như dầu thực vật, nuts, bơ và cá thay vì thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa (saturated fat) như bơ và thịt đỏ, có thể làm hạ lượng đường trong máu đủ để giảm 22% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Xem thêm:   Chứng rụng tóc ở phụ nữ (kỳ 2)

Cẩn thận với phụ dược

62% người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường ở Hoa Kỳ uống phụ dược (supplements) như quế, mướp đắng, fenugreek (cỏ cà ri) và magnesium, được quảng cáo là “hỗ trợ” lượng đường trong máu hoặc là phương pháp chữa bệnh tiểu đường tự nhiên. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy chúng có tác dụng.

Giảm cân

Tăng cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì đưa nhiều chất béo vào các tế bào cơ, khiến cơ bắp khó hấp thụ đường trong máu. Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường nghĩ phải giảm nhiều cân. Thực sự, chỉ cần giảm một số nhỏ (5 – 7 % trọng lượng cơ thể) cũng tạo ra sự khác biệt lớn. Tốt nhất là giảm 5, 10 hoặc 15 % trọng lượng cơ thể. Tăng cân trở lại có thể sẽ làm tăng tình trạng kháng insulin.