Chứng say núi là gì?

Người Sherpas, một dân tộc ở miền núi nổi tiếng của Nepal, có thể sống an toàn nhiều giờ ở nơi cao gần 9 ngàn thước và nơi này có rất ít dưỡng khí.

Người sống ở vùng biển bắt đầu cảm thấy say núi ở nơi mà cao độ khoảng hơn 200 thước. Ngay cả dân Sherpas cũng cần làm quen với độ thật cao.

Ða số dân chúng sống ở vùng nằm giữa độ cao của biển và 1828 thước. Khi độ cao tăng, dưỡng khí giảm nhưng khoảng cách giữa các thành phố chưa đến nỗi khác nhau để gây ra vấn đề không hay cho người khỏe du lịch từ các thành phố có độ cao thấp khác nhau.

Khi cao độ thay đổi bất thình lình và nhiều, dấu hiệu cơ thể và tâm lý của chứng say núi bắt đầu xuất hiện.Các triệu chứng này gồm có chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, khó thở kém suy đoán và trầm cảm hoặc trong vài trường hợp, vui quá độ.

Say núi có thể xảy ra ở phi cơ bay cao nếu áp suất trong lòng máy bay không còn nữa; vì vậy những người đi máy bay được trang bị với mặt nạ có dưỡng khí. Ở miền núi, các triệu chứng này tự mất đi trong mấy ngày khi mà cơ thể thích nghi với sự giảm dưỡng khí. Dược phẩm cũng được dùng để điều trị say núi.

Ảnh hưởng của thời tiết với hô hấp.

Năm 1952, sương mù ở thành phố Luân Ðôn giết khoảng 4000 người- đây là rủi ro cao nhất về thời tiết đối với sự hô hấp.

Tại một số quốc gia, dân chúng có một số thay đổi lớn về sự mẫn cảm với ô nhiễm không khí, nhưng nghiên cứu cho hay một vài loại thời tiết khiến sự hô hấp khó hơn và trong một số trường hợp nguy hiểm nhiều hơn cho hầu hết  tất cả mọi người.

Ðiều kiện được nói tới nhiều là sự đảo ngược của nhiệt độ. Thường thường, nhiệt độ của không khí giảm khi độ cao tăng. Hoàn cảnh này có thể đảo ngược trong một số điều kiện của khí hậu. Sự đảo nghịch của nhiệt độ có thể gây ra nhiều rủi ro trầm trọng cho sức khỏe của toàn thể dân chúng trên thế giới.

Khi sự đảo nghịch của nhiệt độ  xảy ra, sau một thời gian tiếp xúc, em bé mới sinh và người cao tuổi ốm yếu và người bị hen suyễn thường bị bệnh và nhiều khi chết.

Nhà của ta có nguy hiểm không?

Theo cơ quan Federal Safety Consumer Product Safety Commission, ở trong nhà lại ô nhiễm hơn ở ngoài nhà tới mười lần.Trong một nghiên cứu về không khí ở 40 nhà, họ đã tìm ra các chất gây ô nhiễm như formaldehyde, carbon monoxide, sulfur dioxide, asbestos, plastics chất để hòa tan, thuốc trừ sâu bọ, chloroform, benzene và khói. Vấn đề sức khỏe với các chất này có thể xảy ra nếu hít thở không khí đó một thời gian lâu gồm có dị ứng, ung thư  và sinh khuyết tật.

Ô nhiễm ở trong nhà đã tăng lên đáng kể với thay đổi về vật liệu xây dựng và phương pháp xây cất; cũng tăng lên vì thường dùng chất lau nhà và mỹ phẩm.  Thêm vào đó là các ô nhiễm như bình phun, máy sưởi đốt bằng dầu hỏa, không thoáng hơi máy làm nóng và ngay cả những vật liệu mới giặt khô.

Vấn đề ô nhiễm trầm trọng hơn ở những căn nhà được xây kỹ, cách nhiệt nhiều. Rất ít không khí trong sạch tuồn vào một số căn nhà đó nên  làm không khí bị ô nhiễm đến nỗi gây ra vấn đề sức khỏe con người. Ngày nay, nhiều giới chức y khoa khuyến cáo dân chúng sống trong những căn nhà đó cần đặt hệ thống làm thoáng khí  để theo dõi và tăng cường không khí.

Bảo Huân

Công việc nào khiến phổi bị nguy hiểm?

Sự liên hệ giữa bệnh đường hô hấp với một vài loại nghề thì xưa như trái đất! Khi con người làm việc năm này qua năm khác ở nơi không thoáng khí như cửa tiệm, mỏ và các cơ xưởng và hít thở trong bầu không khí có nhiều ô nhiễm thì bệnh của hai lá phổi phải xảy ra. Tất cả các bệnh này gây ra nhiều tổn thương và có thể đưa tới tử vong.

Có ba loại chất có thể gây ra bệnh của phổi: bụi hữu cơ như mốc meo, chất đạm động vật và bụi của thảo mộc; bụi vô cơ gồm có các phần tử kim loại nặng và các chất hóa học bay trong không khí. Tiếp xúc với các chất này, những người hút thuốc lại bị nguy hiểm hơn công nhân bình thường.

Trong số những bệnh khác nhau của hệ hô hấp gây ra do bụi hữu cơ là bệnh phổi của người làm trong trang trại liên quan tới các loại cỏ; phổi nâu do máy xay bông gòn và các loại sợi khác; và người làm việc với nấm gây ra do bào tử của thảo mộc này.

Một số bệnh phổi do các hạt bụi vô cơ như bệnh bụi phổi do cát, bụi đá và silicon; phổi đen do bụi than; và bệnh ngộ độc beryllium gây ra do chất này dùng làm đèn hồ quang.

Phải kể cả đến bệnh gây ra do chất asbestos với các hạt bụi rất nhỏ có thể làm nghẹt ống dẫn không khí ở phổi và gây ra sẹo cho cơ quan này. Bệnh nhân cảm thấy hô hấp khó khăn, gây trở ngại cho cơ thể hít dưỡng khí và loại ra thán khí.

Nếu quý vị nghĩ rằng đã làm công việc có liên quan tới  phổi như trên đã nói thì nên cho bác sĩ biết.

NYD