NHIỀU KỲ – KỲ 15

Theo nhà sử học George Solt, những người di dân Trung Quốc đã mang công thức mì sợi đến Nhật Bản đầu tiên. Trong cuốn sách The Untold History of Ramen – Lịch sử chưa kể về Ramen – ông đề cập tới một học giả đến từ Trung Quốc vào thế kỷ 17, đã hướng dẫn vị lãnh chúa thời phong kiến Nhật Bản mà ông phục vụ, cho thêm thịt heo và rau vào món mì của lãnh chúa.

Ðến năm 1910, nhà hàng Ramen đầu tiên ở Nhật Bản, Rai Rai Ken, đã phục vụ món ăn này cho thực khách Tokyo, với tên gọi bằng tiếng Nhật là Shina Soba (tiếng Nhật cổ Shina có nghĩa là “Trung Quốc”, còn Soba là mì kiều mạch sợi mảnh). Nhưng “Lamian”, tiếng Trung có nghĩa là mì sợi mềm, đọc theo cách phát âm Nhật thành “Ramen” thì sống mãi tới ngày nay.

Thế Chiến thứ hai đã làm gián đoạn sự phổ biến của món ăn này vì tình trạng thiếu lương thực khiến chính phủ Nhật cấm “các món ăn xa xỉ”, bao gồm cả mì Ramen. Năm 1945, quân Ðồng minh bắt đầu chiếm đóng Nhật trong 7 năm, vụ thu hoạch lúa tệ nhất trong nhiều thập niên đã gây ra nạn đói lan rộng. Lo sợ tình trạng thiếu lương thực có thể khiến người dân xa lánh và hướng họ theo chủ nghĩa cộng sản, quân chiếm đóng Hoa Kỳ bắt đầu nhập cảng lúa mì của Mỹ vào Nhật. Lúa mì dồi dào đã thúc đẩy nhu cầu về mì Ramen, và nó đã trở thành món ăn đường phố khi các quầy hàng thực phẩm mọc lên để bán thức ăn ngon và giá cả phải chăng cho người dân đang đói.

Xem thêm:   Thực phẩm trên bàn ăn - Nấm (kỳ 20)

Năm 1958, một doanh nhân người Ðài Loan tên Momofuku Ando đã tạo ra một phiên bản mì Ramen khô, chỉ cần thêm nước sôi là ăn được. Món này đến Hoa Kỳ theo dạng ly xốp dưới tên Cup O’Noodles vào những năm 1970. (Năm 1993, công ty đã bỏ chữ O’ nên bây giờ tên chính thức là Cup Noodles.) Phiên bản Mỹ hóa này có sợi mì ngắn hơn nên có thể ăn dễ dàng bằng muỗng, trái với lối ăn truyền  thống bằng đũa.

Ngày nay có hai bảo tàng ở Nhật Bản dành riêng cho sự sáng tạo của Ando, và tên của ông đã truyền cảm hứng cho quán mì Momofuku Noodle Bar ở Manhattan của đầu bếp nổi tiếng người Mỹ gốc Hàn David Chang. Từ rất sớm, nhà hàng của Chang, một nơi bán mì Ramen dành cho người sành điệu, đã giúp thay đổi nhận thức về món ăn, từ một thứ rẻ tiền, đóng gói sẵn, chứa trong tủ thực phẩm, trở thành một món ăn hấp dẫn và ngon miệng.

Những du khách đói bụng khi đến cửa tiệm mì Ramen thường có thể chọn từ 4 loại nước dùng (broths): shoyu (làm từ nước tương đậu nành), miso (làm bằng tương đậu nành lên men), shio (hoặc “muối”, nước dùng thường nấu bằng thịt gà hoặc cá) hoặc tonkotsu (nước đậm đà và béo, nấu từ thịt heo). Nước dùng mặn là thứ mang lại cho mì Ramen vị umami thơm ngon đến chảy nước miếng.

Xem thêm:   6 điều cần biết về việc ghi danh Medicare năm 2024 (kỳ 2)

Tokyo vẫn là thủ đô Ramen của thế giới, với hơn 10,000 cửa tiệm Ramen. Trong số đó: Ichiran, có địa điểm không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở Hồng Kông, Ðài Loan và Thành phố New York.