Ngày Tết người ta thường chúc nhau được tràn đầy hạnh phúc, thịnh đạt và sức khỏe dồi dào trong năm mới. Nội dung đó được cô đọng trong 3 từ Phúc, Lộc, Thọ, thường thấy in bằng chữ đỏ trên lịch Tàu mỗi năm, hoặc thể hiện hay nhân cách hóa bằng bộ tượng Tam Đa: ông Phúc, ông Lộc và ông Thọ.

Ông Phúc: tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Hình ảnh thường vẽ ông bồng trên tay một đứa trẻ, hoặc hai ba đứa đứng cạnh, vì theo quan niệm xưa thì đông con là có phúc.

Ông Lộc: tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có. Hình ảnh ông thường mặc triều phục màu xanh lục, đội mũ cách chuồn, tay cầm hốt như ý. Màu xanh lục, chữ Hán đồng âm với “lộc”.

Ông Thọ: tượng trưng cho sự sống lâu, nhiều tuổi. Hình ảnh thường là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và nhô cao, tay cầm trái đào, tay cầm gậy có buộc thêm hồ lô, bên cạnh thường có thêm con hạc; tất cả đều tượng trưng cho sự trường thọ.

Chữ Phúc dán ngược 

Ngày Tết, có một số người lại đem chữ phúc dán ngược cho quay đầu xuống. Đây cũng là một cách “chơi chữ” cùng hiện tượng đồng âm. Khi thấy chữ phúc bị lật ngược, người ta nói: phúc đảo (nghĩa là chữ phúc bị lật ngược); hai chữ này trong tiếng Bắc Kinh lại đồng âm với phúc đáo (đọc là fú dào) có nghĩa là phúc đến nhà.

Xem thêm:   Pin lithium-ion

Ngoài hình Tam Đa đôi khi ta còn thấy có hình con dơi, con nai và cây tùng.

Con dơi tượng trưng cho phúc là do hiện tượng đồng âm. Con dơi chữ Hán là phúc  cùng âm với phúc  trong hạnh phúc. Cả hai chữ này tiếng Bắc kinh đều đọc là fú và tiếng Quảng Đông đều đọc là phúc.

Con nai tượng trưng cho lộc cũng là do hiện tượng đồng âm. Con nai chữ Hán là lộc  cùng âm với lộc  trong phúc, lộc, thọ, tuy hai chữ này viết khác nhau. Tiếng Bắc Kinh đọc cả hai là lù, tiếng Quảng Đông đọc là lục.

Cây tùng tượng trưng cho sự trường thọ vì tùng thường sống lâu, chịu được giá lạnh và cả giông bão.

Như vậy, con dơi, con nai và cây tùng được sử dụng để chỉ phúc, lộc, thọ.