Để thông tin về xuất xứ cũng như các chi tiết khác của một sản phẩm trên thị trường, người ta dùng mã số, mã vạch hoặc mã QR. Số báo trước đã đề cập đến mã vạch.

MÃ QR 

QRC (Quick Response Code), được hiểu đơn giản là phản hồi nhanh do người Nhật phát minh năm 1994, ban đầu được ứng dụng trong kỹ nghệ sản xuất xe hơi. Nhưng có lẽ nhờ vào khả năng nhận diện và phản hồi nhanh nên bắt đầu được ứng dụng vào việc kiểm kê sản phẩm của rất nhiều ngành kỹ nghệ, nhiều lãnh vực, trong đó có thanh toán hóa đơn, chia sẻ thông tin…

Mã QR là một ô vuông lớn, chứa rất nhiều ô vuông đen trắng ở bên trong:

Ở 3 góc có 3 ô vuông khá lớn để định hướng hình ảnh, giúp camera nhận ra đâu là phía trên, phía dưới. Xác định đúng hướng thì mới đọc được mã, cũng giống như đọc một quyển sách, phải cầm đúng chiều mới đọc được chữ trong đó.

Các ô vuông đánh dấu phiên bản, nhờ đó phần mềm đọc mã QR mới có thể biết được phiên bản nào và đọc được đúng nội dung. Phiên bản khác thì đánh dấu ở các vị trí khác. Việc xác định phiên bản cũng tương tự như nghe tiếng nước ngoài, phải biết đó là tiếng nước nào mới hiểu được nội dung.

Phần quan trọng nhất trong mã QR, là dùng ô vuông để thể hiện số 0 và 1 của mã nhị phân. Mã nhị phân là loại bảng mã chỉ gồm có hai ký tự là 0 và 1. Nội dung muốn được mã hóa vào QR code thì phải chuyển thành mã nhị phân.

Xem thêm:   Trứng (kỳ 2)

Ví dụ, chữ “Hello” chuyển thành mã nhị phân là 000001011. Muốn đưa được dãy nhị phân đó vào QR code, người ta coi ô vuông đen là 1, ô vuông trắng là 0, rồi theo thứ tự từ dưới lên trên, từ phải qua trái mà bỏ vào. Cụ thể chữ “Hello” có mã nhị phân 000001011 sẽ được đánh dấu ô vuông theo thứ tự màu là trắng, trắng, trắng, trắng, trắng, đen, trắng, đen, đen. Khi nào phần mềm dịch ra, nó cũng căn cứ vào thứ tự các ô trắng và ô đen để cho ra kết quả.

Như vậy, bản chất của mã QR là dùng ô vuông trắng hoặc đen để thể hiện ký tự 0 và 1 của mã nhị phân, nó sẽ đọc ô trắng đen theo thứ tự từ dưới lên trên và từ phải qua trái, rồi xếp lại thành dãy nhị phân 0 và 1, sau đó sẽ dịch ngược ra được nội dung của người viết.

So sánh

mã vạch và QRC

Mã vạch truyền thống chỉ chứa được tối đa 20 ký tự số, trong khi đó mã QR có thể chứa tối đa 7,089 ký tự số và 4,296 ký tự chữ, cho phép lượng thông tin truyền tải nhiều hơn, tốt hơn cho người dùng.

Về kích thước thì QR Code chiếm ít diện tích hơn nhiều so với mã vạch truyền thống.

QR Code cho phép scan và đọc mã nhanh hơn bằng các máy đọc mã vạch hoặc smartphone có camera với ứng dụng quét mã, tiện lợi cho người dùng.

Xem thêm:   Easter

QR Code được ứng dụng nhiều trong cuộc sống ngày nay, thường xuyên thấy trên các sản phẩm, hoặc đi hội thảo, hội nghị thay vì phát tài liệu giấy, ban tổ chức sẽ hướng dẫn bạn quét mã QR.

(theo: suamaytinhtainha.net.vn)