Khoảng 36% người từ 62 tuổi trở lên đang thường xuyên sử dụng ít nhất 5 loại thuốc kê toa. Càng dùng nhiều thuốc, việc uống càng phức tạp. Người cao tuổi thường gặp các vấn đề như khó nuốt thuốc, quên uống hoặc gặp tác dụng phụ.

  1. Khó nuốt thuốc

Gần 30% người từ 65 tuổi trở lên sống ngoài viện dưỡng lão gặp tình trạng này. Khi già đi, miệng khô hơn và cơ nuốt (swallowing muscles) hoạt động kém hiệu quả hơn. Việc làm ẩm cổ họng rất quan trọng: hãy uống thuốc với vài ngụm nước lớn và tiếp tục uống thêm vài ngụm nữa để chắc chắn thuốc trôi hết xuống.

Nếu vẫn khó nuốt, có thể yêu cầu loại thuốc dạng lỏng, hoặc viên nang (capsules) có thể mở ra để rắc lên thực phẩm mềm như sữa chua hoặc táo nghiền. Một số viên nén cũng có thể nghiền ra trộn với thức ăn – nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước.

  1. Quên uống thuốc

Khoảng một nửa người cao tuổi không uống thuốc đúng cách, trong đó có việc quên liều thuốc. Giải pháp là dùng hộp chia thuốc theo buổi (sáng, trưa, tối, trước khi ngủ). Ngoài ra, có thể cài nhắc nhở trên điện thoại thông minh hoặc dùng các ứng dụng như Medisafe, Round Health, hay Mango Health.

Một số nhà thuốc còn cung cấp vỉ thuốc chia sẵn liều theo từng thời điểm trong ngày, rất tiện lợi. Nếu muốn đơn giản hơn, hãy hỏi bác sĩ về thuốc tác dụng kéo dài chỉ cần uống ngày 1 lần.

  1. Gặp tác dụng phụ
Xem thêm:   Để có não khỏe khi lớn tuổi

Người cao tuổi dễ bị tác dụng phụ do khả năng chuyển hóa và đào thải thuốc giảm dần theo tuổi. Những triệu chứng khó chịu thường xuất hiện khi mới bắt đầu dùng thuốc hoặc khi tăng liều, nhưng có thể giảm dần sau khoảng 3 tuần.

Để hạn chế tác dụng phụ, bác sĩ có thể áp dụng nguyên tắc “bắt đầu với liều thấp và tăng từ từ”. Một số trường hợp nên dùng thuốc vào buổi tối nếu gây buồn ngủ, hoặc chia liều làm hai lần/ngày. Tuy nhiên, thay vì tự bẻ thuốc, hãy xin bác sĩ kê sẵn liều nhỏ hơn, và nếu phải bẻ, dùng dụng cụ cắt thuốc (pill splitter) và chỉ cắt khi cần dùng.

Ngay cả thuốc không kê toa (OTC) cũng có thể gây tác dụng phụ. Ví dụ, ibuprofen có thể gây buồn nôn và ợ nóng (heartburn). Do đó, hãy uống theo liều khuyến cáo và sau bữa ăn để hạn chế khó chịu.

Ngoài ra, giảm thị lực (ảnh hưởng tới hơn 25% người trên 70 tuổi) khiến khó đọc hướng dẫn dùng thuốc. Nhiều tiệm thuốc có thể hỗ trợ bằng nhãn chữ lớn, nhãn nói tự động, hoặc nhãn in nổi chữ Braille.

  1. Hết thuốc mà chưa kịp mua thêm

Khi uống nhiều thuốc, bạn dễ quên mua thuốc mới hoặc xin refill. Hãy nhờ nhà thuốc cài đặt tự động gia hạn và giao thuốc tận nơi, hoặc sử dụng dịch vụ thuốc qua đường bưu điện nếu được bảo hiểm chi trả. Nếu không, nên đặt thuốc mới trước ít nhất 1-2 tuần so với thời điểm cần. Trong trường hợp khẩn cấp, bác sĩ có thể giúp cung cấp tạm một lượng thuốc nhỏ trong khi chờ thuốc chính tới.

Xem thêm:   Thuốc giảm đau

(theo Consumer Reports on Health)