Greenland hay Đảo Quốc Xanh trong tâm trí phe ta chỉ là một chấm nhỏ trên màn hình tivi của tàu bay mỗi lần đi về giữa Hoa Kỳ và Âu Châu. Thấy Greenland trên màn hình là biết mình sắp về đến nhà, là sửa soạn xỏ giày, vuốt áo quần cho thẳng thớm một chút sau nhiều giờ nằm phè trên ghế dài của hãng hàng không. Chẳng mấy khi nghĩ đến đảo quốc xa lạ ấy. Nhưng bây giờ thì khác rồi, mấy tháng nay, hễ xem tin tức [mình] là thấy Greenland được nhắc nhở đến khá nhiều.

Về mặt địa lý, Đảo Quốc Xanh là một phần của vùng Bắc Mỹ nhưng lại là thuộc địa của Đan Mạch dù cư dân ở đó, mỗi ngày một độc lập hơn; họ đòi tách rời khỏi Đan Mạch như một quốc gia độc lập với chủ quyền riêng.

Diện tích của Greenland khoảng 836,300 dặm vuông, lớn gấp 3 lần Texas và là một hòn đảo lớn nhất thế giới giữa biển cả mênh mông. Rộng như thế nhưng 80% đất đai bao phủ bởi tuyết đá, phần còn lại là nơi sinh sống của 60,000 cư dân giòng tộc Inuit. Thủ đô là Nuuk; dùng Danish krone, và ngôn ngữ chính thức Kalaallisut, dựa trên cổ ngữ Inuit, dù số lớn cư dân nói tiếng Đan Mạch.

Đảo quốc này được biết đến như một vùng đất nguyên sơ tuyệt đẹp của thiên nhiên. Du khách tìm đến Greenland để được nhìn ngắm băng sơn Ilulissat fjords, Eqip Sermia Glacier; những ngôi nhà gỗ rực rỡ tươi màu tại thôn làng Ilulissat và Sisimiut, và tục lệ hiếu khách của cư dân: Họ mở cửa đãi khách thăm viếng những món cà phê bánh ngọt. Đến Greenland trong khoảng tháng Bảy, tháng Tám nắng ấm là du khách được ngắm nhìn và thưởng thức cảnh mặt trời sáng lúc nửa đêm, Northern Lights.

Xem thêm:   Cúm gia cầm chuyện cũ nhưng vẫn mới

Gần đây, Greenland được / bị đề cập đến qua nhiều nguyên nhân: đây là nơi khí hậu thay đổi rõ ràng nhất, nhưng tài nguyên, vị thế địa chính và thương mại là những yếu tố khiến thế giới nhìn ngắm, tranh giành hòn đảo này.

Về mặt địa chính (geopolitics), Greenland là tâm điểm nơi nhiều quốc gia tranh giành tài nguyên và vị trí [ảnh hưởng đến] quốc phòng. Theo ông Geoff Dabelko, giáo sư ngành an ninh và môi sinh tại Ohio University, đảo quốc này là kho đất hiếm (nguyên liệu cần thiết của máy móc sử dụng trong ngành truyền thông), uranium, hằng tỷ thùng dầu thô và một lượng khí thiên nhiên chưa được khai thác.

Hiện nay, hầu hết những loại đất hiếm đến từ Hoa Lục, khi ảnh hưởng [thương mại] của đất nước ấy gia tăng với các áp lực chính trị thì thế giới kể cả Hoa Kỳ bắt đầu tìm kiếm các nguồn cung cấp khác. Ba năm trước, Đan Mạch đã ngừng việc khai thác dầu thô tại Greenland.

Ngoài tài nguyên như đất hiếm, khí thiên nhiên và dầu thô, trên khía cạnh môi sinh, chuyên gia về khí hậu như ông David Holland, Đại Học New York, cho rằng đảo quốc này là nơi khí hậu thay đổi rõ ràng nhất địa cầu. Một cái tủ lạnh cửa mở toang hay một hàn thử biểu / nhiệt kế của thế giới đang [bị] hâm nóng và tốc độ bị hâm nóng nhanh gấp 4 lần các vùng đất khác.

Một chuyên gia khí hậu khác, ông Eric Rignot of the University of California, Irvine lo âu về lượng băng đá khổng lồ tại Greenland. Lượng băng đá ấy khi chảy tan sẽ thay đổi thời tiết trên thế giới, một hiện tượng kinh hoàng như phim giả tưởng kinh dị.

Xem thêm:   Không nói nhưng vẫn “nói” ngôn ngữ của cơ thể

Băng tan biến dạng bờ biển khắp nơi trên địa cầu; mực nước biển sẽ dâng cao đến 24 bộ Anh (cỡ 7.5 thước) dù khối nước đá cỡ 3cm khối đang từ từ tan rã. Từ năm 1992, Greenland đã mất khoảng 182 tỷ tấn băng đá mỗi năm; đến năm 2019 thì lượng băng tan đã gia tăng đến 489 tỷ tấn mỗi năm. Tạm hiểu là mức băng tan mỗi ngày một nhanh. Số lượng, tốc độ băng tan và ảnh hưởng trên mực nước biển khiến chuyên viên môi sinh thế giới lo âu lắm. Kiểu mẫu của mưa gió, tuyết đá trên địa cầu sẽ thay đổi; nông nghiệp và môi sinh không còn theo mùa như ngày trước và sẽ khó ước đoán.

Lượng băng tan thay đổi các kiểu mẫu của luồng khí quyển (jet stream) nhất là vào mùa đông, gặp áp suất nước Greenland, gió [từ] Bắc Cực đổ về hướng tây và đông thổi đến Âu châu và Bắc Mỹ. Điển hình, từ những tảng băng tan tại Greenland, 2/3 lãnh thổ Hoa Kỳ đã chịu những trận đông đá trái mùa, nhất là vùng Đông Bắc, như trận “Superstorm Sandy” năm 2012.

Mực nước biển lên / xuống hay Atlantic Meridional Overturning Circulation (AMOC) ảnh hưởng nặng nề đến khí hậu toàn cầu; thủ phạm của những trận bão mùa đông trên địa cầu. Theo ông Mark Serreze, director of the National Snow and Ice Data Center in Boulder, Colorado, hiện tượng bão tố [trái mùa] ấy do nguồn nước [ngọt] từ băng tan tại Greenland đổ về biển cả. Khi AMOC ngừng thì ảnh hưởng trên khí hậu toàn cầu sẽ dữ dội hơn nữa, Âu Châu và vùng Bắc Mỹ sẽ chịu những trận đông đá kéo dài nhiều ngày. Kinh hoàng như trong phim “The Day After Tomorrow” trình chiếu năm 2004.

Xem thêm:   Cúm gia cầm dưới mắt khoa học gia

Ngay tại Greenland, băng đá [trắng] phản chiếu ánh nắng; chuyển nhiệt và năng lượng khỏi mặt đất nên khi băng tan, đảo quốc này cũng đổi màu, trở thành xanh nước biển và xanh lục [của đất đai] nên thu hút năng lượng [mặt trời] và nóng nực hơn.

Greenland nằm giữa vòng tròn của Hoa Kỳ, Nga Sô và Âu Châu nên từ 2 thế kỷ nay, đảo quốc này là “giải thưởng” mà nhiều quốc gia ngắm nhìn và ham muốn chủ quyền, nhất là khi hải lộ Bắc Băng Dương mở rộng để buôn bán! Hiện nay, chủ quyền Greenland thuộc về Đan Mạch, quốc gia thành lập NATO và Hoa Kỳ có một căn cứ quân sự khá lớn tại đây.

Ngay từ lúc còn tranh cử tổng thống, ông Donald Trump đã đánh tiếng muốn “mua” Greenland dù “chính chủ” từng lên tiếng phản đối, chúng tôi không bán đất nhà! Đan Mạch từ chối, chính phủ “tự trị” của Greenland cũng lắc đầu nhưng ý muốn của dân địa phương thì sao? Họ muốn độc lập từ Đan Mạch nhưng 57 ngàn cư dân nọ cũng muốn thụ hưởng những quyền lợi kinh tế xuất phát từ tài nguyên [trong] đất nhà. Thế thì dân địa phương muốn gì? Theo Đan Mạch (được NATO bảo vệ) hay trở thành phần đất [tự trị] của Hoa Kỳ?

Ta chờ xem!?

TLL