Như chúng ta đã biết, Phan Khôi là khuôn mặt lẫm liệt của văn học tư tưởng trong một thời đại đầy biến động của đất nước ta. Cụ đã sống, trứ tác, và cất lên tiếng nói trung thực khiến thế lực cầm quyền lúc bấy giờ phải nể trọng. Cuộc đời của Phan Khôi kết thúc trong nhọc nhằn nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học đáng suy gẫm. NGUYỄN & BẠN HỮU

Những năm tháng cuối đời của Phan Khôi

Năm 1946, chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ. Phan Khôi tham gia kháng chiến. Phan Khôi là một người yêu nước và cương trực; mặc dầu hợp tác với Việt Minh nhưng Phan Khôi thẳng thắn chống lại những chủ trương sai lầm của họ. Ðiển hình là việc ông phản đối việc Việt Minh khủng bố ở Quảng Nam, Quảng Ngãi. Khi Cộng Sản định phá đền thờ của Tổng Ðốc Hoàng Diệu, Phan Khôi mạnh dạn lên tiếng công kích.

Dù bị Phan Khôi thẳng thắn phê bình, nhưng trước uy tín, tài năng cá nhân của ông, truyền thống chống Pháp của gia đình ông, Việt Minh vẫn phải giữ Phan Khôi. Nhiều cán bộ địa phương tại Quảng Nam định bắt Phan Khôi nhưng vì nể con ông là Phan Thao đang làm một viên chức Việt Minh cao cấp trong Ủy Ban Trung Bộ nên đã không dám bắt cụ.

Về phần Phan Khôi, lợi dụng quen biết cũ, cụ đã viết thư cho cụ Huỳnh Thúc Kháng, khi ấy đang được Việt Minh mời làm Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ tại Hà Nội. Cụ Huỳnh tìm cách can thiệp nên nội vụ được xử êm. Hồ Chí Minh đã dàn xếp khéo léo vụ xung đột bằng cách tự tay viết thư mời Phan Khôi ra Hà Nội hợp tác. Các nhà lãnh đạo Việt Minh dự định giao Phan Khôi cho người em họ của cụ là Phan Bôi, tức Hoàng Hữu Nam, Trung Ương Ủy Viên Ðảng và là Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ vào lúc đó, để quản thúc.

Xem thêm:   Ngô Thế Vinh: nhà văn của một thời bão nổi

Biết được mưu tính của Việt Minh, ra đến Hà Nội, Phan Khôi không ở chung với Phan Bôi mà cụ lên phố Quan Thánh ở nhà của Khái Hưng, tức Trần Khánh Giư, một nhà văn theo Quốc Dân Ðảng. Khái Hưng là một trong những nhà văn hàng đầu của Tự Lực Văn Ðoàn. Những nhà văn trong phong trào Tự Lực Văn Ðoàn rất ngưỡng mộ Phan Khôi. Suốt hơn một thập kỷ qua họ là những học trò đã đem những tư tưởng “cách mạng” của Phan Khôi trong cách hành văn để xây dựng nền văn xuôi Việt Nam trong giai đoạn 1932-1945.

Khi Việt Minh khủng bố Quốc Dân Ðảng, vây nhà bắt Khái Hưng, Việt Minh cũng bắt cụ Phan Khôi. Tuy nhiên, con trai của Phan Khôi là Phan Thao, bây giờ đã làm Chủ Nhiệm báo Cứu Quốc tại Hà Nội, nên một lần nữa Công An Việt Minh không khủng bố cụ. Sau đó, cụ Phan Khôi được giao cho Phan Bôi đưa lên chiến khu Việt Bắc.

Trong suốt chín năm kháng chiến, Phan Khôi sống tại Việt Bắc. Cụ được giao cho trách nhiệm dịch sách Hán Văn và Pháp Văn ra Việt Văn. Tuy bất mãn với một số đường lối của Việt Minh, nhưng cụ Phan cũng làm tròn nhiệm vụ. Hồ Chí Minh rất hài lòng về những việc cụ Phan Khôi làm, và cũng vì đã giam lỏng được Phan Khôi, nên đã đích thân tặng Phan Khôi một chiếc áo “bờ-lu-dông” Mỹ.

Xem thêm:   Đại Tá Hoàng Cơ Lân - Y sĩ nhảy dù đối đầu với Việt Cộng (kỳ 2)

Năm 1950, Ðại Hội Văn Nghệ Nhân Dân được tổ chức tại Việt Bắc. Dầu có mặt tại đó, nhưng Phan Khôi là một trong số rất ít văn nghệ sĩ không chịu bẻ cong ngòi bút theo chỉ đạo của Ðảng, nên đã không được Ðảng trọng dụng. Phan Khôi ghi lại tâm sự đó trong bài thơ Hớt Tóc:

Tuổi già thêm bệnh hoạn

Kháng chiến thấy thừa ta

Mối sầu như tóc bạc

Cứ cắt lại dài ra.   (1952)

Bìa tập Giai Phẩm Mùa Thu tập I có đăng bài “Phê bình lãnh đạo văn nghệ” của Phan Khôi

Năm 1954, Hiệp Ðịnh Genève ký kết, đất nước bị chia đôi. Vì là người “theo kháng chiến”, Phan Khôi không thể vào Nam, mà phải về sống tại Hà Nội; dầu vậy ông luôn luôn tỏ ra bất đồng với những chính sách bất công và có nhiều sai lầm tại miền Bắc. Không nhà cửa tại Hà Nội, Hội Văn Nghệ đã dành cho cụ một căn phòng tại tầng ba trong trụ sở Hội Văn Nghệ tại đường Gambetta. Phan Khôi vẫn tiếp tục làm công việc phiên dịch như trước.

Miền Bắc bắt đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trước những sai lầm liên tiếp tại miền Bắc, Phan Khôi đã viết bài “Phê Bình Lãnh Ðạo Văn Nghệ” đăng trong Giai Phẩm Mùa Thu.

Năm 1956, phong trào chống đối của các văn thi sĩ tại miền Bắc bộc phát. Cụ Phan đứng ra làm Chủ Nhiệm tờ Văn, lãnh đạo những văn nghệ sĩ nổi tiếng như Hoàng Cầm, Phùng Quán, Văn Cao, Nguyễn Mạnh Tường, Ðào Duy Anh… phê bình, chỉ trích những sai lầm trong chính sách cai trị của nhà nước. Rất tiếc, những tiếng nói trung thực ấy đã bị đàn áp.

Xem thêm:   Nhà văn và người lính Cao Xuân Huy

Những truyện ngắn của Phan Khôi như Ông Bình Vôi, Ông Năm Chuột lần lượt đăng trên báo Văn ở Hà Nội. Một số bài thơ của ông xuất hiện trên tờ Giai Phẩm I, II, và III. Khi ấy, Tố Hữu – người lúc còn thiếu niên được Hải Triều, người đã bút chiến với Phan Khôi, chiêu mộ vào Ðảng Cộng Sản – giờ đây đã trở thành người lãnh đạo văn hóa, văn nghệ của Ðảng, đang giữ vai trò lãnh đạo tư tưởng tại miền Bắc. Sau những bài báo trên tờ Văn và Giai Phẩm được phát hành, Phan Khôi bị Tố Hữu ra lệnh thanh trừng vì đã dám phê bình những lãnh đạo văn nghệ. Sau đó, báo Văn bị đóng cửa. Vụ án Nhân Văn Giai Phẩm với tinh thần bất khuất của Phan Khôi đã gây tiếng vang khắp nơi. Mãi nhiều thập niên sau, một số người Cộng Sản mới nhận sai lầm và biết rằng đó là những tiếng nói trung thực.

Sau một thời gian bị quản thúc, ngày 16/1/1959, Phan Khôi mất tại Hà Nội, hưởng thọ 72 tuổi.

NGUYỄN & BẠN HỮU

 – Tổng hợp từ Internet