Đại dịch cúm Tàu đã có những tác động rất mạnh đến mọi mặt đời sống xã hội ở Việt Nam cũng như khắp thế giới. Những tác động của nó được dự báo còn kéo dài, thậm chí làm thay đổi đời sống con người ngay cả khi hết dịch. Cũng do ảnh hưởng cúm Tàu, tại Việt Nam, Tết năm trước không ít người phải nén nỗi nhớ nhà, chịu cảnh ăn Tết xa quê. Sau một năm mệt mỏi, vất vả đối phó dịch bệnh, mọi người rất mong mỏi năm nay sẽ được thoải mái về nhà đón cái Tết Nhâm Dần đầm ấm, sum vầy bên gia đình. Tuy nhiên….

Một số người bất chấp mọi thứ vẫn cố gắng “về quê ăn Tết”. Ảnh: tác giả cung cấp 

Chị Lê Thị Mai Chi, 43 tuổi, nhân viên điều dưỡng bệnh viện Từ Dũ, Sài Gòn tâm sự: “Tôi mới đi làm lại gần 4 tháng qua. Trước đó bệnh viện yêu cầu làm việc “3 tại chỗ” tôi đành nghỉ ở nhà vì phải lo chăm sóc ông chồng bị tai biến nằm liệt 2 năm qua. Theo dõi các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, tôi nghe người ta nói cúm Tàu sẽ còn tồn tại lâu dài. Song chắc từ giờ đến… qua Tết 2022, vẫn chưa có dấu hiệu khả quan nào cho dự báo này. Với Việt Nam, dù phần lớn người dân thành thị đã tiêm 2-3 liều vaccine, song nhiều tỉnh vùng xa xôi hẻo lánh tỉ lệ tiêm vaccine còn rất thấp. Rồi nhiều người dân di chuyển từ nơi có tỉ lệ bùng phát dịch cao trở về nên tình hình chung chưa khả quan lắm. Tuy vậy tôi nghĩ từ giờ đến Tết, riêng Sài Gòn, chính quyền sẽ không ra lệnh giãn cách xã hội một cách máy móc, vô cảm và cực đoan như thời gian qua. Ở những địa phương khác sẽ có những quy định khác nhau song chúng ta vẫn phải nghĩ đến trường hợp xấu nhất là các ca nhiễm cúm Tàu còn gia tăng nhiều nếu mọi người buông lỏng bản thân và không thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp tự tránh dịch như đeo khẩu trang thường xuyên, tránh tiếp xúc gần, không tụ tập chỗ đông người…”.

Vài địa phương yêu cầu người về quê phải trình báo giấy xét nghiệm âm tính và phải tự cách ly ở nhà. Ảnh: tác giả cung cấp

Trong khi ấy, theo khảo sát của chúng tôi, phần lớn gia đình công nhân, lao động lại có xu hướng tiếp tục ở lại “đất khách quê người”, tiếp tục cuộc mưu sinh hơn là về quê dịp Tết này. Họ cho rằng thời gian qua nhiều nhà máy, xí nghiệp nơi họ làm việc phải ngừng sản xuất, cắt giảm lao động hoặc đóng cửa hoàn toàn nhiều tháng trong đợt giãn cách và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế một bộ phận không nhỏ các anh chị em làm công ăn lương bấy nay vốn thiếu trước hụt sau.

Xem thêm:   Lang thang & người trẻ

Anh Nguyễn Tấn Hoàng, quê Ðồng Tháp, công nhân Khu chế xuất Linh Trung chia sẻ rằng, mấy tháng liền xí nghiệp nghỉ dịch nên anh không có thu nhập bao nhiêu (hưởng 70% lương căn bản, khoảng hơn 2 triệu VNÐ/tháng, tương đương 100USD), cũng may được chủ nhà trọ miễn cho 3 tháng tiền thuê nhà. Hồi đầu năm rồi dự tính Tết Nhâm Dần này sẽ về quê đoàn tụ với gia đình, nhưng tình hình khó khăn nên anh rất cân nhắc. Anh nói: “Tôi rất mong Tết này công ty sẽ có chính sách hỗ trợ cho công nhân. Nhưng với tình hình khó khăn chung do ảnh hưởng cúm Tàu nên tôi cũng không kỳ vọng nhiều. Khả năng cao năm nay tôi tiếp tục ở lại Sài Gòn, không về quê ăn Tết”.

Các sân bay khá vắng vẻ dù Tết nhất đã cận kề. Ảnh: tác giả cung cấp

Tương tự, gần 2 năm qua, anh Bạch Văn Hòa, tạm trú Thủ Ðức chưa được về Cà Mau thăm cha mẹ. Dịch cúm Tàu khiến cuộc sống gia đình anh đã khó khăn càng thêm khó khăn. Lên Sài Gòn kiếm sống hơn 4 năm, anh làm nghề mua bán đồ cũ, ve chai; vợ làm tạp vụ cho một công ty. Mấy tháng dịch bệnh là mấy tháng mất thu nhập vì vậy mọi sinh hoạt hằng ngày vợ chồng anh phải chắt chiu từng đồng. Lâu lắm anh Hòa mới gói ghém chút tiền gửi về cho cha mẹ phụ nuôi dưỡng hai đứa con nhỏ ăn học. Anh nói: “Tình hình dịch bệnh dùng dằng như hiện nay, chúng tôi lo lắng không biết năm nay có thể về quê không? Chắc phải chờ tới năm sau nữa rồi về luôn quá”.

Xem thêm:   mê tín dị đoan

Cùng khi đó, ngay từ đầu tháng 1/2022, một số sếp lãnh đạo địa phương ở Việt Nam không rõ do sợ cái ghế của mình đang ngồi bị lung lay đã cùng họp bàn chuyện có nên cho người dân về quê ăn Tết hay không, chẳng hạn Quảng Nam tuy không cấm người dân về quê ăn Tết nhưng kêu gọi “không nên về”. Riêng Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi… ban hành văn bản thông báo những người nào từ các nơi có ca nhiễm dịch cúm Tàu cao nếu trở về quê sẽ phải chịu cách ly (?). Ví dụ, Quảng Ngãi yêu cầu những người đến/về từ các nơi có số ca mắc cúm Tàu cao như Sài Gòn, Bình Dương, Ðồng Nai… và các khu vực thuộc nguy cơ cấp độ 3-4, dù đã tiêm đủ 2-3 liều vaccine vẫn phải trình giấy xét nghiệm RT-PCR vào ngày đầu tiên đến Quảng Ngãi; phải tự cách ly tại nhà 7 ngày, tính từ ngày trở về địa phương…

Nhiều người chấp nhận ở lại tiếp tục ăn Tết xa quê. Ảnh: tác giả cung cấp

Chị Hoàng Thu Hương, quê Quảng Nam, sống ở quận 12, nói: “Thật khó hiểu khi mỗi địa phương lại mỗi kiểu quy định khác nhau với người về quê mà bất chấp tác động và hiệu quả thực tế của quy định ấy. Tôi thấy nơi thì mở lại đường bay nội địa đón khách đón dân, nhưng nơi khác vẫn cứ chính sách cách ly tuần này tuần nọ với khách với dân. Người dân chúng tôi đã quá nặng lòng với lựa chọn về quê ăn Tết lắm rồi. Mong quý ông lãnh đạo các địa phương cũng nên mở lòng, hãy can đảm bước vào chiến lược bình thường mới, nỗ lực phòng chống cúm Tàu nhưng không nhất thiết phải duy trì những quy định quá khắt khe, vô lý như vậy”.

Xem thêm:   Con gấu ngựa

NS