Một bữa đẹp trời. Bạn đứng đầu hẻm, cầm điện thoại chỉ đường cho taxi đến đón mình đi “trẩy hội”. Tính sơ sơ trong 2 phút nghe điện thoại đó, bạn sẽ được chừng hơn 5 người dân ra/vô con hẻm cảnh báo liên tục:

– Em ơi, coi chừng bị giựt điện thoại!

– Em coi chừng bị giựt giỏ!

– Em ơi cẩn thận tuần rồi nó mới giựt ở ngay đây nè.

– Nó chạy xe vào hẻm và quay ra giựt kéo lê người ta đi luôn đó em.

Đa cấp – luôn là những câu chuyện dài – từ các báo VN

Ðó không phải cảnh lạ đời gì ở Saigon, bạn cũng không phải là người đầu tiên “được” gặp, đôi khi chính bạn cũng là kẻ nhắc nhở người ta như vậy. Vì theo đà… đẻ của nhân loài, trộm, cướp dần được coi là một nghề. Ðược phân loại/đẳng cấp và ngày càng trở nên đông đúc và hung hăng hơn. Ðâu đâu cũng có, nơi mô cũng gặp, chỉ khác nhau về cách thức, độ “tinh vi” lẫn tri thức và tên gọi của tùy từng nhóm trộm cướp lẫn “phân khúc khách hàng” mà chúng nhắm tới.

Ở các nước giàu thì cướp xe hơi, trộm dấu vân tay, phá két sắt… các món đồ quý giá, ít ra thì cũng có một giá trị nhất định, ví dụ như cướp cho… vui, cướp vì đam mê, cướp để khẳng định mình có thể… cướp (như các hacker ngày ngày thách thức hệ bảo mật của Apple hay các “siêu trộm” ngày ngày thách thức độ bảo mật của các nhà tù, ngân hàng và năng lực làm việc của cảnh sát… vậy).

Còn ở những nước nghèo nghèo như Việt Nam thì trộm cướp đa phần theo trường phái “còn cái lai quần cũng… cướp”. Họ cướp từ cô hoa hậu đến cụ già bán vé số, cướp từ những tên… cướp đến những kẻ ở tận cùng xã hội. Ðôi khi, bạn cầm cái bịch ni lông, chẳng ai biết ở trỏng có một cục vàng hoặc là cục… băng vệ sinh trừ bạn, thì bạn vẫn có thể bị “giựt” cái bịch ni lông đó, với lý do: thà giết nhầm còn hơn bỏ sót.

Rù quến con nợ trên mọi “mật trận – Hình từ Facebook

Bởi vậy, giờ người Việt hễ ra đường là nhìn nhau đầy dò xét y như mỗi lần nhìn thấy mấy ông… cán bộ trên “ti di” vậy, không biết mấy ổng sắp mở miệng ra nói cái gì? Sẽ giựt mất bao nhiêu tiền trong túi mình đây? Sẽ giựt mất bao nhiêu… quyền trong cuộc đời làm người của bản thân và con cháu mình đây?

Không biết từ bao giờ, các vị lãnh đạo/cán bộ cũng được dân chúng cho là một dạng cướp. Nhưng nằm trong nhóm được tô vẽ thêm hai chữ học thức ở đằng sau. Cướp có học thức cũng nhiều loại lắm, đa phần chúng có ban bệ, phân công và đông đồng bọn lẫn nhiều “fan” nữa. Vì chúng có một nền tảng kiến thức, có một tấm khiên bảo vệ mang tên danh tiếng, tiền tài và ngay cả pháp luật. Những cái đáng ra dùng để bảo vệ cho các “nạn nhân”. Cao xa tôi không dám nói chứ sơ sơ có vài loại:

– Cướp có học thức cấp thấp: lấy của người nghèo dâng cho người giàu

Học thức ở đây không phải trình độ học vấn tính từ lớp mẫu giáo cho đến đại học. Chúng dùng để chỉ trình độ bài bản của kẻ đi lừa các “con mồi”. Khiến cho bạn bị lừa trong u mê. Cho dù biết bị lừa thì cũng không có làm gì được chúng vì bản hợp đồng in chữ ký của bạn đã kèm hai chữ: Tự nguyện. Cấp thấp ở đây không nằm ở chỗ doanh thu, vì đã là cướp có học thức rồi thì không thể có chuyện thua những tên cướp không học thức được. Thấp ở đây có nghĩa là dễ bị nhận ra, đã có nhiều người biết đến ‘chiêu trò” của những nhóm này, nếu đủ kiến thức cơ bản, kiên định thì bạn hoàn toàn có thể tránh được. Sau đây là vài loại cướp có học thức “quen quen” với người Việt:

Xem thêm:   Chó...

Cũng giống như cướp giựt, chừng 5-10 năm trước. Mỗi lần, cháu/con/em trong gia đình ra đường, ngoài lo lắng về tai nạn xe cộ ra thì người ta cứ lo nơm nớp chúng “dính” tới “đa cấp” – Một dạng “móc túi” được “nhập khẩu” từ “Tây” về, được “chế biến, xào nấu”, đánh trúng tâm lý “Việt Nam ham… to” của dân mình. Mở đầu là họ sẽ tìm cách lại gần, hỏi đường hoặc “bắt quàng làm họ” (Bạn có phải ở quận 1 – quận 3 – quận 10 hay không?).

Hậu – người hùng “sa ngã” trong lòng các nạn nhân bị khủng bố từ Fe Credit – từ Tiền Phong

Sau đó tùy theo thần sắc và độ dễ tánh của bạn mà họ khen bạn đẹp, bạn sáng láng (như cách mấy bà bán vé số dạo kiêm thầy bói hẻm khen bạn “may mắn như chưa có duyên hoặc chưa tới… số” rồi mồi chài bạn mua vé số cầu may vậy). Sau đó họ sẽ mở màn cho bạn về một dạng kinh doanh có lợi nhuận vô tận mang hình kim tự tháp. Họ sẽ dắt bạn tới “công ty” xem người ta nhận từng cọc tiền trăm triệu, trăm tỷ của “những người đi trước”.

Sau đó, họ sẽ “giới thiệu sản phẩm” cho bạn mua “dùng thử” rồi “giới thiệu cho nhiều người khác” để người ta cũng “làm thành viên của công ty” họ như cách bạn mới làm. Ða phần, những người được các công ty đa cấp nhắm tới thường là sinh viên, thất nghiệp, thu nhập thấp… vì những người này đang mòn mỏi tìm cơ hội vươn lên, “xóa đói giảm nghèo” và  dĩ nhiên là có ít tiền mới dễ bị “sa ngã” trước những cọc tiền mà “người đi trước” nhận được.

Nhưng những thành phần này đôi khi không có ‘xu ten” nào trong người, không đủ tiền mua “sản phẩm” để “nhập hội”. Thế là họ được các “người đi trước” trong công ty đó “dạy” cho cách kiếm tiền là bán đồ quý giá của bản thân, mượn tiền người thân, lừa gia đình/họ hàng, tệ hơn là “vay nóng” để có tiền “trang trải” cho qua “giai đoạn khó khăn nhất của một tỷ phú tương lai”.

Sau đó ư, một là bạn cật lực đi tìm “con mồi” như bản thân “ngày xửa ngày xưa”, hai là cật lực tìm làm nhiều “jobs” để trả cái nợ đứng, nợ ngồi mà mình đã trót vay… Không ai thông cảm cho bạn đâu, không một ai… Nếu đứng ở vị trí thứ nhất, bạn đừng vội nghĩ bạn đã là một tên cướp có học thức nhé! Bạn chỉ là nạn nhân trong hàng triệu nạn nhân khác thôi! Còn chúng, chúng ở trên… đầu bạn đó, những kẻ ở chóp đỉnh “kim tự tháp” kia kìa!

Cái gì cũng cần có học thức – Hình từ Facebook

Ðó là 5-10 năm trước. Ða cấp chừ đã trở nên “lạc hậu” đối với nhiều người. Một “ngôi sao đang lên” khác đã “giựt” mất cái huy hiệu “cướp có học thức” này. Ngôi sao này cũng sanh ra từ các nước phát triển, giàu có và xuất thân cũng được gọi là “gia giáo”. Nhưng khi về Việt Nam, chúng trở nên “biến chất” mặc dầu cách nó hoạt động cũng tương tự như nhau. Chúng là những cái thẻ tín dụng, dưới dạng “vay tín chấp” (thế chấp bằng chữ tín) hay còn gọi với cái tên quen thuộc Credit Card.

Xem thêm:   Toàn tiền tỷ

Theo một trình tự thông thường, khi bạn muốn tạo một thẻ tín dụng cho riêng mình, bạn phải chứng minh tài chính và khả năng thanh khoản như thu nhập hàng tháng mới có thể được duyệt làm thẻ. Chúng cho phép bạn “vay tiền” của Ngân hàng để tạm thời mua sắm. Giới hạn “vay” của bạn theo một hạn mức của Ngân hàng. Thông thường, bạn phải hoàn lại tiền đã “tạm vay” trước đó bằng thẻ tín dụng cho Ngân hàng trong khoảng 45 ngày sau đó, nếu không, chỗ tiền “tạm vay” đó của bạn sẽ bắt đầu bị tính lãi suất theo quy định.

Trong khoảng 45 ngày đó là chỗ tiền đó không sinh lãi nào hết. Nhưng, cuộc sống mà. Ðừng bao giờ tin vào chữ lô-gic, nhất là khi bạn đang ở Việt Nam. Không cần ngân hàng, không cần có thu nhập ổn định, không cần có gì ngoài một cái điện thoại, giấy tờ và vài số điện thoại người quen.. Bạn đã có thể vay một số tiền nhất định từ các tờ… rơi được dán khắp nơi trong thành phố (nghe cứ như giấy quảng cáo của các công ty rút hầm cầu vậy thôi chứ nó cũng chẳng… khác gì). Hoặc từ những tin nhắn và các cuộc gọi dụ dỗ từ “Sales telephone” mỗi ngày.

Bên cạnh những tờ thông báo bán nhà, “từ” con dán trước nhà thì cũng có những bảng thông báo “vui tính” từ người nhà “con nợ” – Hình từ Facebook

Ngay cả khi bạn có nhu cầu, họ vẫn có thể trả lời: tôi cảm thấy bạn rất nghèo. Nói chung là họ sẽ làm mọi cách để rù quến bạn thành con nợ của họ. Bởi vậy, mới đây có một vụ án rất khôi hài, tưởng đùa nhưng có thiệt:

Ngày 18/4/2019, Công an Biên Hòa (Ðồng Nai) đã bắt Phạm Ngọc Hậu (SN 1987, Biên Hòa) vì làm giấy tờ giả để mua hàng trả góp. Lúc bị bắt, Hậu đã hoàn tất 15 hồ sơ mua điện thoại di động trả góp khắp các cửa hàng ở Ðồng Nai, mém “lừa đảo” hơn 150 triệu đồng. Khi bị hỏi lý do phạm tội, Hậu cho biết: Do suốt ngày bị nhắn tin và gọi điện mời vay tiền, bực mình anh ta quyết định làm giả 15 bộ hồ sơ mua hàng trả góp của FE CREDIT để… trả thù.

Vì vậy mà bạn Hậu lãnh án tù, nhưng bạn đã trở thành người hùng của rất nhiều người bị Fe Credit làm phiền bấy lâu nay, trong đó có tôi. Có rất nhiều cư dân mạng còn đồng ý góp tiền trả nợ hộ bạn, nhưng dĩ nhiên là không có ai làm vì người dân thường chớ có phải ông lớn nào đâu, làm sao thay đổi luật pháp được.

Xem thêm:   Ăn giựt & ăn gian...

Nghe thì có vẻ vô lý, vì ai mà không biết những người đi vay là những người không tiền hoặc không có nhiều tiền, hoặc là kẻ nợ nần “thâm niên”, có máu ăn chơi cờ bạc và có khả năng mất hết… khả năng trả nợ tự đời nào! Sao đi dụ dỗ người ta vay làm chi rồi mắc công đòi? Rồi để có những vụ tự tử vì vay 100 triệu mà phải trả 600 triệu vẫn chưa hết nợ. Rồi gia đình, bạn bè bị làm phiền, nhà bị tạt sơn, người thân bị tạt mắm tôm chỉ vì người nhà không chịu trả nợ. Rồi có nhiều người bị đánh đập, ép bán vợ, đợ con, làm chuyện không đúng để trả lãi mẹ lãi con đến suốt đời…

Khi bạn vô “tròng” – Từ các báo VN 

Bởi ta nói, ở Việt Nam đừng bao giờ bàn đến hai chữ lô-gic. Vì chính những hậu quả “nhãn tiền” nằm hớ hênh, sờ sờ ra đó, nhưng dòng người lâm vào đa cấp, vào vay nợ trả sau không bao giờ dứt… Còn vì sao ở một đất nước có pháp luật mà những công ty đó vẫn tồn tại? vì chúng ta có “cướp có học thức cấp cao”!

– Cướp có học thức cấp cao: lấy của người giàu, chia cho người… nhà

Cướp có học mà còn cấp cao nữa thì đông lắm. Loại này nhiều người biết, nhiều người nhận ra, nhưng cũng từng đó người sợ và làm theo… Mới đây, dư luận đang xôn xao chuyện phóng viên Vân Trường của báo Tuổi Trẻ tống tiền doanh nghiệp Asanzo về việc “hàng Việt Nam chất lượng cao” nhưng made China. Chuyện chưa rõ thực hư nhưng chắc ai… xui lắm mới thấy “bàng hoàng”, bất bình vì ai cũng biết những chuyện này xảy ra như cơm bữa giữa nền truyền thông “công nghiệp” hiện nay. Công thức: có lợi – ca ngợi, không có/không đủ nhiều – cá lớn nuốt cá bé vốn là một công thức chung ở VN.

Người phụ nữ vô tội vừa mãn hạn tù vì… yêu nước – Hình từ Facebook

Từ trường học đến từng vị trí trong xã hội, ngay cả trong chuyện tình cảm thời bây chừ. Nếu bạn bất ngờ chuyện này, thì bạn có bất ngờ không khi một trong những nguyên nhân gây ra nạn trộm cướp từ manh mún đến quy mô tràn lan như hiện nay là do… cơ chế? “Bởi quận, huyện nào nhiều tội phạm thì bị cắt giảm thi đua, bị kiểm điểm khiến các đơn vị chức năng trên địa bàn trở nên “nhát tay” khi bắt tội phạm. Bắt rồi thống kê ra số lượng phạm tội nhiều thì bị khiển trách” – Ðây là lời phát biểu “chân thành” của Trưởng ban Văn hóa – Xã hội Hội Ðồng Nhân Dân TP.

Bạn có bất ngờ không, khi hỏi 100 người mua vali ở hai nơi khác nhau. Trong khi đa số dân xứ khác người ta để ý về độ bền và chống va đập của vali thì ở xứ ta, dẫu là nhà sản xuất vali hay người mua hàng đều chỉ quan tâm nhiều nhất vào cái… ổ khóa và chất liệu chống rạch của cái vali này? Mà rạch/phá vali thường là những ai?

Bạn có bất ngờ không khi hôm nay, ngày 2/8/2019, ngày tôi viết những dòng này, Nguyễn Ðặng Minh Mẫn – một phụ nữ vô tội vừa mãn hạn 8 năm tù chỉ bởi cô ấy khẳng định “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam“ – ngày cô ấy mãn hạn tù cũng là ngày chính quyền đang hào hển kêu gào câu nói tương tự khắp mọi nơi trên mặt báo?

DU

Việt Nam