Tuần rồi, ông bạn già Facebooker sống ở hải ngoại đăng một status như sau: “Mọi người cho tui hỏi ngu một câu: Tại sao bây giờ người ta lại gọi Việt Nam là Đông Lào? Sao không gọi là Thuộc Địa Nam Trung Hoa hay Bờ Biển Đông?” Cá nhân tôi đánh giá câu hỏi này không ngu, mà có tinh thần cầu tiến học hỏi để hiểu biết, không tự cho mình già cái gì cũng biết rồi khinh thường người trẻ. Khác với nhiều người ở hải ngoại không tiếp xúc với sách báo thời nay, không dùng (hoặc mới dùng) mạng xã hội, họ thấy từ ngữ gì lạ họ không hiểu thì quy chụp ngay “từ ngữ cộng sản” và chửi xối xả kẻ nào dám “cả gan” xài thứ chữ nghĩa “lạ” đó.

Bảo Huân

Thật ra, ngôn ngữ của một dân tộc vốn do quần chúng sáng tạo và luôn luôn thay đổi theo thời gian, có sáng kiến lẫn tối kiến, và chịu sự thanh lọc tự nhiên của xã hội. Tỷ như bây giờ chúng ta thấy ai viết “Huiền,” “Huình” thì ta sẽ nghĩ ngay người viết này chưa học hết tiểu học, nhưng ở thập niên 30, 40, kiểu viết tiếng Việt này lại là bình thường (Trần Huiền Ân, Huình Tịnh Paulus Của.)

Nói nào ngay, cái gọi là “từ ngữ cộng sản” cũng có chớ chẳng phải không, nhưng nó chỉ ở trong các nghị quyết của đảng cộng sản, đọc nghe rất khó hiểu, mà bạn đọc bình dân, dân chúng thì chẳng mấy ai quan tâm thứ “ngôn ngữ cộng sản” này trừ các đảng viên cộng sản bắt buộc phải học “nghị quyết đảng” hàng năm. Hoặc nó là mớ ngôn từ hổ lốn, tục tĩu mà đám dư luận viên, AK47 được nhà nước cộng sản trả lương để xả ra trên mạng xã hội (các trang đề cập đến tự do, dân chủ, nhân quyền) và đếm comments lãnh tiền. 15 năm trước, trong một bài đăng BBC tiếng Việt, tôi viết: “Tôi vừa hoàn thành một năm trời miệt mài học tập trong một ngôi trường chính quy thuộc hàng “tầm cỡ quốc gia” và tôi “ngộ” ra một điều: ‘Không ít Tiến sĩ, Thạc sĩ là những người biết diễn đạt những điều đơn giản trở thành khó hiểu hoặc làm cho không ai hiểu nổi(!)’ Khi đã hiểu được rồi thì người nghe (đọc) mới bật ngửa ra: ‘Ô, sao đơn giản thế?’ học viên lại tiếp tục không hiểu là tại sao người ta không dùng từ ngữ đơn giản nói thẳng vào vấn đề cho dễ hiểu, đỡ mất thời giờ, mà cứ diễn đạt vòng vo làm?”(*) Ngôi trường tôi đề cập trong bài viết là Học viện Chính trị Quốc gia HCM, có thể nói đây là thí dụ dễ hiểu nhất cho cái gọi là “ngôn ngữ cộng sản.”

Xem thêm:   Gặp may

Trở lại ý nghĩa chữ “Ðông Lào,” hẳn quý độc giả còn nhớ sau ngày 30/4/1975 thì ngày nào cũng nghe loa phường/xã (ngày 3 lần,) TV, radio ra rả gào lên: “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn… Ðông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn.” Việt Nam và Lào có đường biên giới tự nhiên là dãy Trường Sơn, Tây Trường Sơn là Lào (Sử cũ gọi là Ai Lao,) Ðông Trường Sơn là Việt Nam. Trước hết, Ðông Lào là cách nói tránh hai chữ Việt Nam của người quốc nội, đề phòng bị vu cáo, bị đàn áp: “Ðông Lào,” “xứ thiên đường,” “xứ Vịt,” “vặt lông vịt” (sự bóc lột dân của nhà nước Việt cộng,) “Vịt cừu” (“Việt kiều yêu nước” tin cộng sản bị cộng sản “mần thịt”)…

Hai chữ “Ðông Lào” ẩn chứa một sự thật cay đắng của người Việt thời nay, dưới chế độ cộng sản, Việt Nam không còn là một quốc gia “đàn anh” hùng cường trong khu vực Ðông Nam Á như thời vua Quang Trung, Tả quân Lê Văn Duyệt, thời Ðệ nhất Cộng Hòa, mà giờ đây Việt Nam thua kém cả nước yếu nhứt khu vực là nước Lào, Việt Nam chẳng khác một phần lãnh thổ của nước Lào vậy. Chữ “Ðông Lào” cũng dùng ám chỉ tình trạng xuống cấp, lạc hậu về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thưởng thức nghệ thuật… so với nền khu vực.

“Ðông Lào” theo cách nói lái của dân Nam kỳ, còn có một nghĩa khác là “Ðau/đao lòng.” Xứ Ðau Lòng, chỉ có người xứ Ðau Lòng chen chúc qua Lào bán sức lao động, chớ người Lào không hề qua Việt Nam làm công. Chẳng có xứ nào xây cái đường sắt trên cao với chi phí mắc nhứt hành tinh: 900 triệu dollars cho 13 km, chia ra mỗi km đường sắt trị giá 69 triệu dollars nhưng vẫn chưa sử dụng được, bây giờ nhà nước Việt cộng lại kêu gọi dân “lập quỹ cứu trợ gỡ vốn.” Chẳng có xứ nào mà đá banh lại là “Liều vaccine cho tổ quốc chống dịch,” “Mang sứ mệnh của cả dân tộc,” trong khi dân nghèo không tiền nộp lệ phí cách ly phải trốn về quê bằng cách đi bộ 130 km (80.7 dặm) đến tiền đi xe cũng không có. Chẳng có quốc gia nào mà mỗi lần ra đường dân phải nộp tiền “mãi lộ,” người dân sẵn sàng đâm chém nhau mất mạng vì tranh hát Karaoke, tranh lối đi, nhưng nghe nói đến hai chữ “chính trị” thì co đầu rụt cổ, rúm ró cả người.

Xem thêm:   Miệng Nhà Quan ngày 21 tháng 11 năm 2024

Chẳng có quốc gia nào mà dân chúng lại thù ghét người giàu như Ðông Lào, khoảng cách giàu- nghèo càng ngày càng lớn. Hễ ai giàu đều bị nghi là “cấu kết nhà nước làm ăn bất chính, cướp đất của dân,” “giàu nhờ lừa đảo.” Bởi vì có một thực tế “đau lòng” là các đại gia đỏ ở Việt Nam làm giàu mà không dính dáng đến các dự án đất đai, bất động sản chỉ đếm trên đầu ngón tay, quanh đi quẩn lại chỉ thấy “thu hồi đất,” “xây chung cư,” “xây khu đô thị cao cấp” và bán.

Chẳng có quốc gia nào mà thủ tướng bị dân nhận xét là “ngáo đá” khi nói thắng một trận banh mà “mang lại niềm vui, tự hào cho Tổ quốc,” “được hun đúc từ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.” Nói vậy không khác nào chê đế quốc Mỹ không có gì để “tự hào,” cũng không có “bản sắc dân tộc” gì hết, vì đội tuyển bóng đá quốc gia Mỹ chưa từng thắng đội tuyển quốc gia nào, nhưng dân Việt Nam thì ai cũng mong muốn được đi Mỹ định cư, còn gia đình quan chức cao cấp chạy sang Mỹ nhanh hơn bất cứ người dân nào.

Cũng xin giải thích thêm, “ngáo đá” là tiếng lóng mới, dùng để chỉ người chơi ma túy trong tình trạng bị ảo giác, hoang tưởng năng lực bản thân. Chẳng có quốc gia nào mà lãnh đạo luôn mạo danh nhân dân bằng câu “Ðại đa số người dân đồng tình ủng hộ” trong khi mấy chục năm rồi Luật trưng cầu ý dân đưa bản dự thảo ra có một lần rồi nín thinh tới bây giờ. Khi dân phản đối các chính sách áp đặt của nhà cầm quyền thì ngay lập tức có hàng đoàn dư luận viên (ăn lương nhà nước) khủng bố trên mạng xã hội lẫn ngoài đời thực, cao hơn nữa là bỏ tù người phản đối bằng các “tội danh” chà đạp nhân quyền. Có Facebooker đã nói đùa rằng: “Nếu chính phủ thu ‘phí nói xàm’ dành cho đại biểu quốc hội thì sẽ giải quyết được rất nhiều khoản nợ.

Xem thêm:   Đi hết đường Phạm Thế Hiển

Chẳng có quốc gia nào mà lãnh đạo ra lịnh spam đến từng số cellphone, spam mỗi ngày đến từng người dân để xin tiền mua vaccine Covid-19, trong khi đó chạy quanh các nước tư bản xin vaccine viện trợ miễn phí, và đem về bán lại cho dân nếu dân sợ chết không chịu chích vaccine Tàu cộng. Bán vaccine cho “doanh nghiệp, tổ chức” thì cũng là chích cho con người chớ không lẽ để chích cho mấy cái máy bằng sắt trong hãng, xưởng? Mà đã là người (còn sống) ở Việt Nam thì đều bị nhà nước Việt cộng spam xin tiền.

Tóm lại, Ðông Lào là quốc gia không có trên bản đồ thế giới, vì vậy mà xứ đó có nhiều chuyện cười ra nước mắt không giống ai trên thế giới. Khả năng sáng tạo ngôn ngữ của người Việt là vô giới hạn, “Rằng hay thì thật là hay/ Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào.

TPT

(*)  Chú thích:

Trích trong bài viết Chuyện thi cử ở Việt Nam, 05/6/2006.