Thành ngữ Việt Nam có câu “Cháy thành vạ lây” nghĩa đen là khi thành (hoặc nhà hàng xóm) bị cháy thì ngọn lửa sẽ lan đến nhà mình dù mình không gây ra hỏa hoạn. Nghĩa bóng để chỉ tình trạng đột nhiên bị tai hoạ do bên ngoài đưa đến một cách bất ngờ, bị nghi ngờ thực hiện hành vi có lỗi do sự lầm tưởng của mọi người xung quanh.

Photo: AFP

Tiếc cho một nền văn hóa gần như đã mất

Người Trung Hoa xưa rất coi trọng chữ tín (“Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy,” “Nhất ngôn cửu đỉnh”). Các tiệm buôn Trung Hoa ở Việt Nam phồn thịnh, giàu có nổi tiếng khắp vùng Nam kỳ lục tỉnh và Sài Gòn – Chợ Lớn là một minh chứng lịch sử về truyền thống làm ăn giữ chữ tín của người Việt gốc Hoa ở Việt Nam.

Giá trị của nền văn hóa cổ đại không thể phủ nhận. Sinh thời, bà ngoại tôi hay dùng điển tích, thành ngữ văn chương Trung Hoa cổ để răn dạy con cháu. Ngoại chửi ai cũng dùng điển tích chớ không chửi huỵch toẹt thẳng thừng, nhưng nghe là hiểu hết. Chê hành vi nịnh bợ, tranh công, ám hại người tốt, ngoại nói “Cái đồ Bàng Hồng, Tôn Tú”. Phụ nữ lẳng lơ sẽ bị gọi là “Con Phan Kim Liên”, “Con Võ Hậu” v.v  coi như các nhân vật đó là chuẩn mực về luân lý, đạo đức để người đời noi theo hoặc tránh xa.

“Thời oanh liệt” nay còn đâu…

Khi đảng cộng sản Trung Quốc nắm quyền cai trị Trung Hoa đại lục thì cái nhìn của người ngoại quốc đối với quốc gia rộng lớn này hoàn toàn thay đổi theo chiều ngược lại. Từ thập niên 80 trở về sau, người Việt Nam lẫn cả thế giới đều nhìn người Trung Quốc cộng sản bằng con mắt khác, cái nhìn khác. Trung Quốc cộng sản nổi danh là “công xưởng đồ giả lớn nhất thế giới”, “công xưởng hàng hóa chứa chất độc hại lớn nhất thế giới”, ăn cắp bản quyền, gián điệp công nghệ, bất cứ điều gì xấu xa tồi tệ xảy ra… thì người ta đều “nghi” do Trung Quốc cộng sản đứng sau thực hiện. Mỗi khi mạng internet xuất hiện các video, hình ảnh tranh ăn, tranh chơi, mua tranh bán cướp, xả rác, tiểu đại tiện bừa bãi, tất cả hành vi xấu xí, thô bỉ, hèn hạ lộ liễu… đều được mặc nhiên dán nhãn Trung Quốc cộng sản mà không hề sai lạc. Nó khiến cho cả thế giới nhìn người Trung Quốc đại lục là một giống dân hạ lưu. Người dân Ðài Loan, Hồng Kông sang Mỹ đều giới thiệu họ không phải người Trung Quốc.

Xem thêm:   Tuyết lạnh bên trời

Cách đây hai năm, một bạn học cùng lớp với tôi tự giới thiệu anh ta là người Ðài Loan, nhưng khi hỏi thêm “Ðài Loan ở đâu?”, anh ta lại nói “Nó là một phần nhỏ của Trung Quốc” thì tôi biết ngay anh ta không phải là Ðài Loan thứ thiệt mà là dân đại lục mạo xưng. Tôi nghĩ dân đại lục cũng ý thức được người đối diện sẽ thiếu thiện cảm nếu biết họ là người Trung Quốc, nên họ chỉ dám nhận mình là Ðài Loan.

Tình hình càng tồi tệ hơn từ khi xảy ra dịch cúm Tàu làm thế giới hoảng loạn, dẫn tới hội chứng thù ghét người Trung Quốc bùng nổ khắp nơi. Tai họa ở chỗ các sắc dân khác lại không phân biệt được ai là dân Trung Quốc, ai là Nhật, Hàn, Sing, Mã, Phi, Lào, Việt… nên người châu Á da vàng bị gom chung vô một rọ. Người nào có đôi mắt một mí càng nhỏ thì càng bị quy thuộc về Trung Quốc dù họ chẳng liên quan gì tới Trung Quốc.

Ðầu Tháng Ba, phụ huynh trường trung học Grant Union High đã tố cáo một nữ giáo viên “dùng hai tay để làm mắt hí trên mặt của bà để chọc người Á Châu”. Theo nhật báo The Sacramento Bee, bà giáo Nicole Burkett nói qua Zoom: “Nếu mắt hí đi lên, bạn là người Tàu”. Vừa nói bà vừa kéo mắt lên: “Nếu nó đi xuống, bạn là người Nhật. Nếu nó nằm ngang thì không biết là người gì”. Người ta cho rằng nữ giáo viên này đang diễn lại trò chơi chế giễu người châu Á mà trẻ con Mỹ thường làm ở sân chơi để trêu chọc trẻ con gốc Á, bọn nhỏ vừa làm động tác diễn vừa nói “Chinese, Japanese, Dirty knees, Look at this”.

Xem thêm:   Lễ hội hoa anh đào ở Macon

Hiện tượng người châu Á bị tấn công bằng bạo lực xảy ra trở nên phổ biến mà mục tiêu của kẻ tấn công là người Trung Quốc, nhưng vì không phân biệt được nên họ chủ trương “giết lầm hơn bỏ sót” nên hậu quả là dân da vàng các nước châu Á khác cũng bị “cháy thành vạ lây”.

Vụ án một cư dân tiểu bang Georgia, bắn chết tám người, trong đó có sáu phụ nữ gốc Á tại tiệm đấm bóp ở thành phố Acworth làm dấy lên nhiều lo ngại trong cộng đồng. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân vụ thảm sát có thể là lý do khác chớ không phải kỳ thị châu Á, bởi vì cách hiện trường vụ án không xa là khu vực sinh sống của người gốc Việt và chợ Việt. Cảnh sát nói nghi phạm có vấn đề lệch lạc về tình dục và anh ta cho rằng tiệm Spa này là nơi cám dỗ tình dục mà anh ta muốn xóa sổ nó. Một ông gốc Việt 83 tuổi ở San Francisco cũng bị tấn công đến mức phải nhập viện điều trị chấn thương.

Khu vực Little Sài Gòn và quận Cam may mắn người gốc Việt chiếm số đông nên tình trạng bị tấn công bạo lực vì màu da chưa xảy ra. Tuy nhiên, giới chức ở đây cũng đã sốt sắng nhập cuộc. Cảnh sát địa phương mở thêm mục mới trên trang nhà Sở Cảnh sát để người dân “báo cáo tội phạm thù ghét” và họ sẽ có mặt ngay lập tức, nếu có ai đó báo cáo, để ngăn chặn nạn kỳ thị và bạo lực.

Xem thêm:   Thân thương hai tiếng "Mình ơi"

Một số cư dân quận Cam cũng tổ chức buổi đi bộ “Walk to End Hate” vào ngày Thứ Bảy vừa qua (20 Tháng Ba) để phản đối hành vi kỳ thị, bạo hành đối với người gốc Á, nhưng số lượng người tham gia không nhiều. Có lẽ, cư dân quận Cam nghĩ rằng tình hình quận Cam vẫn an toàn, và cũng có thể do tình hình dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt nên nhiều người không muốn ra khỏi nhà.

Dù chưa cho phép, nhưng tất cả các nhà hàng, tiệm ăn của người Việt ở khu trung tâm Little Sài Gòn đã mở cửa cho khách vô trong tiệm ngồi ăn uống như cũ để “chống bán ế,” chớ bán “To Go” hoài khách chê nên “chịu không nổi tiền rent” (mướn mặt bằng kinh doanh).

Trong khi đó, tình hình chích ngừa cho cư dân vẫn diễn ra chậm chạp. Ðến thời điểm này, theo số liệu công khai, tiểu bang Cali mới chích ngừa được khoảng một triệu, con số nhắm đến trong tháng Năm là 85% cư dân được chích ngừa. Theo thống kê năm 2019 thì dân số Cali là 39.51 triệu người, như vậy số đã chích ngừa xong quá nhỏ so với số chưa chích. Vậy tháng Năm có hoàn thành được chỉ tiêu 85% hay không mà nghe nói ông Tổng Thống Biden đem hơn 2 triệu liều vaccine tặng cho chính phủ Mexico (?). Ðiều này có nghĩa là cư dân Cali chưa có sự an toàn, bất kỳ ai đó vẫn có thể bị lây nhiễm. E rằng, ngày nào còn nguy cơ mắc bệnh thì ngày đó “hội chứng thù ghét Á châu” vẫn không thể xóa nhòa.

TPT