Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ bạn bốn bí quyết về cách dùng màu trong hình. Những bí quyết sẽ giúp nâng bạn lên trình độ cao hơn.

Vì đây là lý do:

Màu sắc là một trong những lãnh vực bị lơ đãng nhất trong nhiếp ảnh. Nó cũng là một trong những lãnh vực hữu ích nhất.

Vì vậy nếu bạn có thể học đến độ siêu đẳng về màu sắc, hình của bạn sẽ được cải tiến ngay lập tức.

50mm, f/6.3, 1/400s, ISO 250     

  1. Giữ màu sắc đơn giản để có bố cục tốt nhất

Khi nói đến những bí quyết về cách dùng màu sắc, đây là một bí quyết lớn.

Bởi vì màu sắc cũng chính là những thành phần sáng tạo bố cục.

Và nếu bạn cho vào quá nhiều thành phần sáng tạo bố cục, bạn sẽ làm bối rối người xem.

Ðiều chủ yếu là giữ màu sắc đơn giản thôi. Cố gắng chụp những cảnh chỉ có một vài màu chính.

Ba màu là vừa đủ, nhất là nếu một trong ba màu đó vượt trội. Trong tấm ảnh bên dưới, bạn sẽ thấy có màu xanh da trời và xanh lá cây mạnh mẽ, với màu cam lợt lợt trên vách tường building.

24mm, f/5.6, 1/1000s, ISO 400

Hai màu thì càng tốt.

Và một màu cũng có thể hữu hiệu, như khi được đặt trên nền trắng.

Thật ra, khi bạn không biết nên làm gì thì giảm bớt số màu chính.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

Cách này, bố cục của bạn sẽ trở nên đẹp: mạnh mẽ, đơn giản, và nghệ thuật.

  1. Dùng những màu tương phản nhau để làm hình nổi bật

Qua đoạn trên của bài, các bạn đã biết bí quyết cơ bản nhất để dùng màu sắc trong nhiếp ảnh, giờ tới lúc tham khảo những kết hợp màu phối hợp với nhau thật tốt.

Sự kết hợp màu phổ biến nhất (và được tôi ưa chuộng nhất) là những màu tương phản nhau, như trong hình này:

400mm, f/6.3, 1/1250s, ISO 250

Như bạn thấy, những màu tương phản là màu nằm đối diện nhau trên bánh xe màu.

(Những màu này cũng được gọi là những màu tương trợ nhau.)

Trong số những cặp màu tương phản nhau gồm có:

– Xanh lá cây và đỏ

– Xanh dương và cam

– Tím và vàng

Khi bạn có hai phần màu bằng nhau, bạn sẽ có một sự căng thẳng tốt hơn trong hình.

Bánh xe màu này cho thấy những màu tương phản/tương trợ nhau.

Bạn có thể pha trộn tỷ lệ giữa hai màu trong tấm ảnh để tạo những cái nhìn khác nhau.

Nhiều xanh lá cây và nhiều đỏ dĩ nhiên sẽ rất “chỏi” với nhau.

Nhưng nhiều xanh lá cây với một vài đốm đỏ sẽ mang cảm giác cân đối hơn nhiều (mặc dù đỏ sẽ khá nổi trên màn ảnh). Như trong tấm ảnh bên trên, một tí đỏ của con Hồng Hạc phối hợp với nền xanh lá cây phía sau, cho một tấm ảnh cân đối.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Cũng nên lưu ý là bạn không cần phải quá chính xác về chuyện chọn màu tương phản. Ðây không phải là một sự tuyệt đối. Cho nên nếu bạn có một cặp màu tím và xanh lá cây thay vì đỏ và xanh lá cây, bạn vẫn có một cảm giác căng thẳng trong hình. Nhưng nó chỉ không khá mạnh như những màu thật tương phản.

  1. Dùng những màu tương tự để tăng sự hài hòa trong ảnh

Như tôi đã giải thích trong bí quyết dùng màu sắc trên đây: Tương phản màu sắc là một điều tốt.

Nhưng đôi khi bạn không cố ý tạo sự căng thẳng trong hình. Ðôi khi bạn không muốn làm một vài lãnh vực trong hình thật sự nổi bật.

Thay vào đó, có lẽ bạn muốn giữ nét hình hài hòa. Như trong hình này:

105mm, f/7.1, 1/250s, ISO 320

Ðó là tại sao những màu tương tự thì hoàn hảo cho những khung cảnh nhẹ nhàng, chẳng hạn như những hàng cây vàng và xanh đứng chung nhau trong cảnh mùa Thu, hoặc một đóa hoa xanh dương ở giữa cánh đồng.

Và bạn cũng đừng nên ngại dùng ba màu tương tự chung với nhau. Bạn luôn luôn có thể dùng sự kết hợp như xanh lá cây, xanh dương, và tím; hoặc xanh lá cây, vàng, và xanh dương để tạo một khung cảnh yên bình.

  1. Chọn chủ thể có màu nhiều hơn hậu cảnh

Nếu bạn có một tấm hình với một chủ thể rõ rệt, thì thường thường bạn muốn chủ thể nổi bật ra khỏi hậu cảnh.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Nói theo cách khác, bạn muốn tập trung cái nhìn của người xem. Bạn muốn giữ sự chú ý của họ trên chủ thể của tấm hình.

Và bạn có thể làm chuyện đó bằng cách dùng màu sắc. Bạn chỉ cần chọn chủ thể có nhiều màu sặc sỡ hơn hậu cảnh.

100mm, f/5, 1/125s, ISO 250

Bắt đầu bằng cách tìm một chủ thể đầy màu sắc. Màu của chủ thể nên sặc sỡ và đậm. Thí dụ, một đóa hoa đỏ chói, một căn nhà xanh, một chiếc Volkswagen vàng khè v.v.

Và sắp đặt kỹ lưỡng rằng nó nằm trước một hậu cảnh tẻ nhạt. Một khung cảnh với ít màu, hoặc ngay cả một hậu cảnh toàn trắng hoặc toàn đen.

Sự thiếu màu từ hậu cảnh, kết hợp với màu sắc đậm đà của chủ thể, sẽ bảo đảm rằng chủ thể sẽ bắt mắt người xem.

AN
Breslau, Canada