Trước khi vào đề, xin nhắc lại tên gọi virus và bịnh do virus gây ra:

  1. Tên virus: SARS-CoV-2

SARS: Severe acute respiratory syndrome (triệu chứng phổi cấp tính trầm trọng)

Co: corona

V2: virus số 2 vì đã có SARS số 1 năm 2003

  1. Tên bịnh: COVID- 19

CO: Corona

VI: Virus

D: disease

19: xuất hiện cuối năm 2019

Ðối với bác sĩ, chiến đấu với bịnh COVID 19, là cuộc chiến mà phe ta không biết gì về phe địch, cho nên câu “biết người biết ta trăm trận trăm thắng” khó áp dụng được bây giờ.

Xin điểm qua vài đặc tính của bịnh COVID- 19:

  1. Phần lớn bịnh nhân của bịnh này chỉ là bịnh nhẹ.

Theo cơ quan kiểm soát dịch bịnh của Trung Hoa  (CCDC ) dựa trên 44,000 hồ sơ bịnh lý:

81% bịnh nhân có triệu chứng bịnh nhẹ, tự khỏi, không cần chữa trị;

14% bịnh nặng nhưng sẽ qua khỏi;

5% rất nặng, trong số đó 1/2 sẽ chết, tức khoảng 2.6% số người bị nhiễm.

Trước đây người ta nghĩ đàn ông bị nhiều hơn đàn bà, nhưng  thật ra số người bịnh ở cả hai phái bằng nhau.

  1. Nóng sốt và phổi bị tấn công

Virus SARS-CoV-2 không tấn công đường hô hấp phía trên (mũi, họng) như virus cảm cúm, mà tấn công vào đường hô hấp dưới là phổi. Nó gây sốt, ho khan – các triệu chứng thường gặp ở các bịnh nhân đã nhập  viện.

Theo ghi nhận của hồ sơ bịnh án của các bịnh viện ở Vũ Hán:

Xem thêm:   Giải trí cho người lớn tuổi

– 31% khó thở

– 11% đau nhức cơ

– 9% tâm thần lẫn lộn

– 8% nhức đầu

– 5% đau cổ họng

Bịnh tiến triển tới sưng phổi, làm ứ nước trong phổi, ngăn trở trao đổi Oxy từ không khí qua máu, đưa đến suy hô hấp. Ðây là các triệu chứng của bịnh nhân nhập viện. Còn đa số 81% bịnh nhẹ, có khi không có triệu chứng gì cả.

  1. Các cái chết đầu tiên của COVID 19

Hai bịnh nhân đều khoẻ mạnh nhưng hút thuốc lá kinh niên.
Một người 61 tuổi, người kia 69 tuổi.
Cả hai bị suy hô hấp, mặc dù có máy giúp thở nhưng không cứu được.

  1. Càng già càng dễ có nguy cơ:

Nếu bịnh nhân dưới 50 tuổi, tỉ lệ tử vong là 0.5%.

Ở lứa tuổi trên 50  là 1.3%

Ở lứa tuổi trên 60 là 3.6%

Ở lứa tuổi trên 70 là 8%

Ở lứa tuổi trên 80 là15%

  1. Càng nhiều bịnh mãn tính kèm theo càng dễ tử vong

Nếu không có bịnh mãn tính, tử vong là 0.9%

Cao huyết áp tử vong 6%

Hút thuốc lá gây bịnh phổi mãn tính tử vong 6%

Tiểu đường tử vong 7%

Ðã có tiền căn bịnh tim mạch tử vong 11%

  1. Có thuốc chữa không?

Cho tới nay câu trả lời là không.

Các phương pháp chỉ nhằm trợ lực, như máy thở, để chờ hệ thống miễn nhiễm trong người chiến thắng virus.

Xem thêm:   Giải trí cho người lớn tuổi (kỳ 2)

Các nhà khoa học đang ráo riết chế thuốc chủng, nhưng kết quả không thể có trước 1 năm.
Các bác sĩ đang thử dùng các thuốc chống VIH để chữa COVID 19

  1. Làm thế nào để tự bảo vệ:

– Rửa tay bằng xà bông hay gel có tính sát trùng ít nhất 20 giây.

– Che mũi, miệng khi ho hay nhảy mũi với khăn giấy và rửa tay sau đó.

– Nếu tay đã tiếp xúc với bề mặt nghi có virus, thì tránh rờ lên mặt, mũi, miệng (virus sau khi ra khỏi phổi người bịnh có thể sống 3 giờ trên bề mặt khô, 6 ngày trên bề mặt ẩm và lạnh).

– Ðừng đứng gần người bi sốt, ho, nhảy mũi, vì những giọt nước nhỏ li ti phóng ra từ phổi văng xa 1 mét tới 2 mét tức 3 tới 6 feet.

Có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc: Theo thuyết âm mưu, có phải SARS-CoV2 là virus nhân tạo sổng chuồng từ trung tâm nghiên cứu vi sinh Vũ Hán mà ra không.

Theo GS Nguyễn  Văn Tuấn ở NSW Úc thì khảo cứu của 27 nhà khoa học
ngoài Trung Hoa xác định là không phải nhân tạo. Phân tích di truyền cho thấy nó tương đồng với virus corona của loài dơi tới 96%. Nhưng cũng có nhiều lý luận cho rằng người châu Á ăn dơi từ bao đời nay sao không ai bị loại virus này xâm nhập.

Xin nhắc bịnh cúm cho tới nay vẫn nguy hiểm hơn bịnh COVID-19 vì giết nhiều người hơn. Theo ước tính của CDC, có từ 32 triệu đến 45 triệu người bị nhiễm bịnh cúm; 14 triệu tới 21 triệu lượt đi khám bác sĩ;
310,000 tới 560,000 người nhập viện; số tử vong từ 18,000 tới 46,000 trong khoảng thời gian từ 1 October 2019  đến 22 February 2020.

Xem thêm:   Quán nhậu thời đo... cồn

Dẫu tỉ lệ tử vong của cúm chỉ là 0.1%, nhưng vì đông người mắc phải nên số người chết cao hơn COVID-19 với tỉ lệ tử vong khoảng 2%.

Ta không thể đoán trước diễn tiến sắp tới của dịch COVID-19 sẽ ra sao; mong mọi  người bình tĩnh và rửa tay thường xuyên.

BS TA

Canada

Nguồn: BBC Health, CNN Health, MEDSCAPE, Tài liệu của Bộ Y Tế  Chính phủ CANADA, Hỏi đáp về dịch COVID 19 GS Nguyễn văn Tuấn NSW Úc.