Thông thường người lớn tuổi dễ bị cao mỡ trong máu, nhưng bệnh này nay xảy ra cả ở những người trẻ tuổi. Dưới đây là một số biện pháp cần làm để giúp kềm chế lượng mỡ trong máu.

9. Ngưng hút thuốc. Thuốc lá gây ra nhiều tai hại, trong đó bao gồm cả việc làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL) trong máu và đồng thời làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Các bác sĩ nói rằng ngay cả một điếu thuốc mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim hoặc bị tai biến mạch máu não.

10. Thực phẩm Địa Trung Hải. Nhiều chuyên viên tim mạch cho rằng ăn thực phẩm theo kiểu Địa Trung Hải (mediterranean) là một trong những cách tốt nhất để chống lại cao mỡ. Kiểu thực phẩm này mang lại chất béo cần thiết với tỉ lệ tốt nhất. Ngoài ra, trong đó còn chứa nhiều omega-3, là chất giúp nâng cao cholesterol tốt, chống viêm và giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

11. Quan hệ tốt với bác sĩ. Một bác sĩ theo dõi bệnh nhân lâu dài sẽ biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó để điều trị cao mỡ vì đây là bệnh cần theo dõi nhiều năm. Ngoài ra, họ còn có thể giới thiệu những bác sĩ đáng tin cậy khác.

12. Cần ngủ đủ giấc. Giấc ngủ phải kéo dài ít nhất 6 tiếng mỗi đêm. Thiếu ngủ sẽ làm tình trạng cao mỡ trầm trọng thêm, dễ đưa tới bệnh tim mạch và tai biến. Nếu có trở ngại hay bất thường về giấc ngủ, nên thảo luận với bác sĩ

Xem thêm:   Đau nhức (kỳ 4)

13. Giảm căng thẳng. Nhiều nghiên cứu cho thấy căng thẳng thường xuyên cũng làm tăng cholesterol xấu. Căng thẳng cũng ảnh hưởng tới việc tạo những thói quen nhằm làm ổn định cholesterol. Căng thẳng nhiều cũng sẽ đưa tới nguy cơ bị bệnh tim và tai biến. Tập thể dục, yoga, giao tiếp với bạn bè hoặc tập thiền… cũng giúp làm giảm mỡ trong máu.

14. Lịch sử bệnh của gia đình. Nên biết rõ những bệnh sử của gia đình và các yếu tố di truyền, nhất là ở những người đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị mà cholesterol vẫn cao. Người ta thường quên là di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong chỉ số mỡ trong máu.

15. Kiểm tra thuốc sử dụng. Một số loại thuốc như loại dùng để ngừa thai cũng có thể làm tăng cholesterol. Tình trạng suy yếu tuyến giáp cũng làm tăng mỡ trong máu. Nên báo cho bác sĩ rõ việc sử dụng thuốc để theo dõi và xét nghiệm máu dịnh kỳ.

16. Thường xuyên theo dõi. Ngay cả khi các chỉ số mỡ trong máu bình thường, cũng cần phải kiểm tra định kỳ mỡ trong máu. Người có lượng mỡ trong máu trong chiều hướng gia tăng nên giảm bớt ăn các chất bột, đường và mật ong. Nên ăn nhiều thực phẩm hoặc dùng thuốc có chứa omega-3.