Theo tâm lý học từ 0-6 tuổi, trẻ có xu hướng bắt chước người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Vậy nên, một trong những phương pháp giáo dục trẻ quan trọng nhất chính là cha mẹ làm gương cho con. Đây được coi là “chìa khóa vàng” phát triển nhân cách của trẻ sau này.

Dạy con nói làm ơn và cảm ơn. Nhiều bậc cha mẹ thường cho rằng trẻ còn nhỏ nên bỏ qua việc uốn nắn giáo dục con về cư xử lễ phép. Ngay từ 2 tuổi, bé đã có thể học cách nói “Làm ơn” và “Cảm ơn” dù chưa hiểu ý nghĩa. Trong trí não của bé, “Làm ơn” là cách có được những gì bé muốn và “Cảm ơn” là cách kết thúc một sự tương tác. Khi dạy bé 2 từ đó, ít nhất bạn đã nhen nhóm được phép lịch sự giao tiếp vào vốn từ vựng của trẻ.

Làm gương cho con: Ngay từ trước khi con hiểu ý nghĩa của phép lịch sự, hãy tự làm gương cho con cái. Bé luôn có thói quen bắt chước lại những hành vi của người lớn. Vì vậy, nếu muốn bé lễ phép với mọi người thì chính cha mẹ nên bắt đầu trước từ những câu đơn giản như “Xin vui lòng”; “Làm ơn”; “Cảm ơn” và “Xin lỗi”.

Đừng ép buộc. Cách ứng xử là một kỹ năng được thừa hưởng, tiếp nhận chứ không phải do ép buộc. Bạn nên nhớ trẻ không phải là vật nuôi, không thể cứng nhắc bắt buộc trẻ luôn phải nói “Xin vui lòng” hay “Cảm ơn” trong mọi hoàn cảnh.  Để hướng trẻ theo ý bạn, hãy tạo bầu không khí hòa đồng với những cử chỉ và ngôn từ đẹp và cho trẻ tự cảm nhận.

Xem thêm:   Giao tiếp thường ngày

Dạy trẻ phải gõ cửa phòng để xin phép khi cửa đóng, chứ không được tự động đẩy cửa xông vào. Nhắc trẻ nhớ là khi gõ cửa phải đợi người bên trong trả lời mới được phép vào.

Còn nhiều điều nữa phải dạy trẻ sẽ được bàn tới trong một kỳ khác.

Bảo Huân

MH  theo Cuộc Sống Gia Đình