5. Thói quen xấu. Nếu hay bị thức giấc nửa đêm, có thể đó là do những thói quen xấu trước khi đi ngủ. Sử dụng các dụng cụ điện tử như nói chuyện dài trên phone, xem phim trên tablet…tạo ra việc bắt đầu giấc ngủ một cách bất thường. Chỗ ngủ quá ồn ào, nóng quá hoặc lạnh quá… đều có thể góp phần vào việc thức giấc giữa đêm.
6. Uống cà phê vào buổi chiều hay buổi tối. Ngoài cà phê, trà, chocolate, nước uống có gas đều có chứa caffeine. Đây là một chất kích thích, làm cho khó bắt đầu giấc ngủ và giấc ngủ không được sâu, dễ bị thức giấc giữa đêm. Các chuyên viên y tế cho biết cơ thể cần tới 5 tiếng để chuyển hóa chất caffeine trong cơ thể. Vì vậy không nên uống cà phê khi gần tới giờ đi ngủ.
7. Bữa ăn tối. Thức ăn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe nói chung. Một số sai lầm vào bữa ăn tối có thể đưa tới việc thường bị thức giấc giữa đêm. Thức ăn quá cay có thể gây ra khó tiêu, rối loạn tiêu hóa làm thức giấc với cảm giác khó chịu. Ăn các món có chứa quá nhiều đường trước khi ngủ sẽ làm tăng mức đường trong máu và cũng làm giật mình thức giấc do cơ thể phải tiết ra nhiều insulin hơn để điều hòa lượng đường và cản trở tiến trình tự nhiên của giấc ngủ. Ngoài ra, phải cẩn thận với lượng thức ăn vào buổi tồi. Một bữa ăn tối quá “nặng” cần nhiều năng lượng để tiêu hóa và gây ra khó chịu đưa tới khó ngủ và ngủ không thẳng giấc. Vì vậy việc lựa chọn thức ăn sáng, trưa hay chiều đều tác động tới việc ngủ nghỉ ban đêm.
8. Tiểu đêm. Mắc tiểu vào ban đêm sẽ làm người ta thức giấc. Người ta có thể giảm lượng nước uống vào buổi tối để tránh thức giấc nửa đêm, nhưng chứng tiểu đêm còn có thể gây ra bởi tuyến tiền liệt bị phồng to, bị tiểu đường, hay bàng quang hoạt động quá mức…Nếu nghi ngờ có bệnh, nên thảo luận với bác sĩ.
Người ta có thể ngăn ngừa thức giấc nửa đêm bằng cách thay đổi cách sống, cách ăn uống, thay đổi thuốc trị bệnh và điều trị bệnh nếu cần. Giấc ngủ tốt ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe sinh lý và tâm thần của mỗi người.