Ngày 28 – 8-2019

Trien Phuong (email)

Thật mãn nguyện khi đọc bài “Gai sắc trong truyện Trần Vũ” (của Nguyễn Hoàng Diệu Thủy, biên tập nhà sách Nhã Nam), một nhà văn hải ngoại, được trân trọng ở một diễn đàn văn học trong nước, lâu nay vốn “kỵ húy” và thường bị gán mác “phản động” (…) Tôi chỉ lạ khi ông TS Trần Ngọc Hiếu so sánh lối văn của Trần Vũ với “Queer theory” và nhất định phải ghép TV vào thể loại ông đang nghiên cứu. Hễ một nhà văn hay thì gần như phải dính với một ông Tây nào đó, không rõ để nói lên điều gì…

 Ngày 22 – 8-2019

Một độc giả

Trẻ là một tờ báo luôn tìm kiếm những đề tài mới lạ, được biên tập kỹ lưỡng, rất ít lỗi chính tả…

 Ngày 22 – 8-2019

Một độc giả

“Ngôi trường Pétrus Ký ban đầu là một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat tức là trường Lê Quý Đôn ngày nay.” (bài “Ngôi trường mang tên Pétrus Trương Vĩnh Ký”). Chi tiết này sai. Trường Pétrus Ký bây giờ là Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong.

Thuở mới lập trường Petrus Ký nó tạm thời là một phân hiệu của Collège Chasseloup Laubat tức là trường Lê Quý Đôn (ngày nay). Trường Collège Chasseloup Laubat có trước khi trường Petrus Ký hình thành.

Bản thân tôi từng học trường Lê Hồng Phong.

Quả đúng như bạn nói. Nhưng tên trường Lê Hồng Phong là tên đặt sau năm 1975. 

Ngày 20 – 8-2019

Xem thêm:   Trang thư tín ngày 14 tháng 3 năm 2024

Ho Ngoc Huong (Greenville)

Tôi đọc xong truyện ngắn “Người thua cuộc”, thử ngẫm nghĩ đặt mình vào tình huống như vậy, liệu tôi có xử sự được như vậy không. Đó là cách rất bản lãnh, khôn ngoan, nhưng rồi tôi thấy là mình chưa thể làm được… May mà ông xã…ngoan :)

Ngày 15 – 8 – 2019

Lại Ngọc Ngà

Bài “Bi và chiếc đũa thần”, quá hay, thực tế và chính xác (Chú thích của Trẻ: “Bài “Bi và chiếc đũa thần” của tác giả Xuân Trương, đăng trong cuộc thi “Thế Giới Nails”.