Ngày 1 -4- 2023

Cam Van Tran

Gần đây Vân thấy một số mặt hàng rao bán khắp nơi trên mạng, nào là bánh tráng trộn, cơm cháy, chà bông, nước lê, trân châu, thậm chí cả cà phê sữa v.v… không rõ nguồn gốc, nghe nói mang từ Việt Nam qua. Ở VN thì hầu hết thực phẩm sử dụng hóa chất độc hại, nhiều người bị ung thư. Có cách  nào mình phân biệt được đồ gởi VN gởi sang không ạ?

Thông thường thực phẩm nhập cảng vào Mỹ sẽ được Cục Kiểm Tra Thực Phẩm Hoa Kỳ (The U.S. Food and Drug Administration: FDA) kiểm tra. Tuy nhiên, thực tế chỉ có khoảng 1% được kiểm nghiệm. Còn những món hàng mua bán trôi nổi trên mạng thì chỉ trông chờ vào… hên xui mà thôi!

Ngày 7 Tháng 4

Trần Hùng

Ngoài đặc điểm nội dung phong phú, bổ ích, tôi còn thấy báo Trẻ còn có điểm son khác là khó tìm thấy lỗi chính tả, và đặc biệt hơn nữa là khó thấy những từ Việt cộng như tham quan, chất lượng, đăng ký, đại trà, linh kiện, xử lý, bức xúc,… Có lẽ các tác giả đã kỹ lưỡng hay BBT đã điều chỉnh. Và nhất là ít gặp những từ kép được ráp ghép tá lả một Hán một Việt như trong nước: tiêu dùng, chuyên sâu, trải nghiệm, kinh qua, nghỉ dưỡng, v.v.

Riêng từ Trải nghiệm hiện nay rất được ưa chuộng, nếu không dùng thì bị lạc hậu(?)

Trải là từ Nôm (Việt), Nghiệm là từ Hán, ghép “trải nghiệm” như vậy, văn phạm VN không cho phép. Tôi thấy trong số báo tuần rồi có chữ “trải nghiệm” này.

Không biết có phải từ Hán Việt có nghĩa là từ được ghép 1 Hán với 1 Việt không đây!??? Vì thế mấy ông trong nước ghép lung tung!

Cảm ơn ý kiến của bạn. Về hai từ “trải nghiệm”, “nghiệm” không thuần túy là chữ Hán, mà cũng là chữ nôm, như: nghiệm thấy – theo Từ điển Viện Hán Nôm. Trong chừng mực nào đó, hai từ “trải nghiệm” không quá “lai căng” và có thể chấp nhận được tùy trường hợp.

Xem thêm:   Trang thư tín ngày 7 tháng 3 năm 2024

Trong quá trình “sàng lọc”, dẫu cố gắng đến đâu, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn bị sơ suất.  BBT Trẻ mong được quý độc giả thông cảm và chúng tôi luôn cố gắng giữ sạch trang báo.