Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân sinh năm 1939 tại Huế (Có tài liệu nói là 1936). Bà có sáng tác đăng trên báo ở Sài Gòn với tên thật từ năm 1957 khi còn là nữ sinh trường Đồng Khánh. Ba năm sau bà vào Sài Gòn và bắt đầu dùng bút danh Nhã Ca. Bà kết hôn với nhà thơ Trần Dạ Từ một người gốc Bắc di cư. Hai vợ chồng bà có thời gian đã cộng tác với Đài phát thanh Tiếng nói Tự Do và Đài Á Châu Tự do của Mỹ. Từ 1960 đến 1975 bà đã có 36 tác phẩm được xuất bản gồm nhiều thể loại như thơ, bút ký và tiểu thuyết. Năm 1988 do sự can thiệp của hội Văn Bút Quốc Tế phối hợp với hội Ân xá Quốc tế và thủ tướng Thuỵ Điển Ingvar Carlsson, Nhã Ca và Trần Dạ Từ được sang Thuỵ Điển tỵ nạn. Năm 1992 bà cùng gia đình định cư tại California và lập hệ thống Việt Báo Daily News tại Quận Cam. Hiện Nhã Ca và chồng sống bình yên thanh thản ở Thụy Điển.

Nguyễn và bạn bè cùng lứa tuổi rất yêu thơ Nhã Ca và những tác phẩm về tình yêu và tuổi học trò như Mưa Trên Cây Sầu Đông, Hoa Phượng Đừng Đỏ Nữa, Cổng Trường Vôi Tím… Sau đây mời các bạn cùng đọc lại Mưa Trên Cây Sầu Đông qua bài viết của Nguyễn Cát Phương.

NGUYỄN & BẠN HỮU

Nguyễn Cát Phương

Mưa Trên Cây Sầu Đông là một truyện dài nổi tiếng của Nhã Ca được viết từ năm 1969, đến nay vẫn còn được nhắc đến như một tác phẩm yêu dấu của buổi thiếu thời. Trên nhật báo Chính Luận, trong một bài liệt kê các khoản chi tiêu cần thiết để đối chiếu với số lương tháng ít ỏi, một nữ giáo chức đã ghi: sách Nhã Ca. Như vậy trong những món ăn tinh thần của một lớp người, sách Nhã Ca đã được kể vào loại nhu cầu cần thiết và bền bỉ.

Xem thêm:   Nhà văn Vũ Bằng

Tại các trường Trung Học, nhất là những trường nữ, một số lớn tác phẩm Nhã Ca đã trở thành một đề tài thuyết trình thường xuyên của học sinh

Một số văn phẩm của Nhã Ca cũng được chọn làm đề tài cho một số luận án ra trường của các sinh viên văn khoa Saigon, Huế, Đà Lạt.

Ngoài số độc giả đông đảo là giáo chức, sinh viên học sinh, Nhã Ca cũng được đọc nhiều trong giới binh sĩ. Trên mục tìm bạn bốn phương của tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, có lần đã đăng một lời rao tìm bạn bốn phương của tuần báo Tiền Phong đăng một lời rao tìm bạn nguyên văn như sau: “Lính tiền tuyến muốn tìm những cô bạn gái trong trắng, tươi vui như hình ảnh cô bé Vành Khuyên trong truyện Trưa Áo Trắng…”

Nhã Ca 

Trả lời một câu hỏi của người phỏng vấn, Nhã Ca xác nhận: “Nếu không nghĩ tới độc giả, chắc chắn tôi đã không viết văn làm gì. Tôi vẫn thường tự nhủ, bạn đọc của tôi đã phải bỏ những đồng tiền xương máu của họ ra đổi lấy từng cuốn sách. Vậy bổn phận của mình là phải viết cho xứng đáng với sự hy sinh ấy. Vậy chắc chắn sẽ chả bao giờ tôi có thể trở thành loại nhà văn tự cho mình là lớn đến độ tuyên bố là viết mà không thèm đếm xỉa đến độc giả. Các thiếu nữ đã tìm đọc Nhã Ca và sống với không khí tiểu thuyết của bà bằng những cảm nhận mới mẻ.

Mưa Trên Cây Sầu Đông vẫn được viết bởi lối hành văn trong sáng, nhẹ nhàng, như những tác phẩm thời tiền chiến. Văn Nhã Ca êm, xuôi và nhẹ như một bài thơ, mà vẫn tha thiết và lôi cuốn. Nhân vật của bà đa số được mô tả là những thiếu nữ mới lớn, nhiều mộng mơ. Nhân vật phụ, xoay xung quanh người thiếu nữ là thầy, bạn, cha, mẹ, anh em, người làm và… người yêu. Khung cảnh trong truyện vẫn là một góc thành phố, một góc sân trường, một thế giới bé nhỏ, mà đầy đủ những biến động quay quắt, những uẩn khúc bi thương….

Xem thêm:   Nửa thế kỷ. một vết hằn...

Tình cảm của Đông Nghi là tình cảm của lũ học trò mới lớn, có những xôn xao về tình yêu -đúng hơn, những dao động tưởng như là tình yêu-có những xung đột với cha mẹ, hay những bỡ ngỡ trước trường đời… Nhã Ca rất sành tâm lý của lớp tuổi này, và viết cho họ với sự thương yêu của một người mẹ, một người chị lớn, tự nhiên mà thấm thía.

Mở đầu truyện

Đông Nghi và Tỷ Muội rủ nhau học bài chung trong vườn nhà Đông Nghi. Thấy mình không thể tập trung được, Đông Nghi nói bạn bãi bỏ buổi học chung và đi vào nhà. Mẹ cô, bà Phúc Lợi, gọi Đông Nghi ra ngoài sân để ông Bồ Đào, người trên danh nghĩa là bạn làm ăn của bà, có thể tặng cô xấp vải. Vốn không có thiện cảm đối với ông Bồ Đào, Đông Nghi miễn cưỡng nhận xấp vải và lui vào trong nhà.

Nội dung truyện

Một buổi sáng, bà Phúc Lợi nhờ Đông Nghi sang trông cửa hàng cho bà đi công chuyện. Trước khi đi, Đông Nghi có hỏi chuyện bà Ấm Cả, bà ngoại cô, về ba của mình cũng như những người bên nhà nội cô. Theo lời mẹ cô kể, ba Đông Nghi “đi làm chính trị, rồi trốn Tây trốn Tàu” mà biệt tích đến bây giờ, không biết sống chết ra sao. Đông Nghi dù biết vậy nhưng trong lòng vẫn còn nhiều hoài nghi. Cô luôn muốn tìm hiểu sự thật về cha cô cũng như lý do tại sao người bên nhà nội đối xử lạnh nhạt với cô và mẹ cô.

Trên đường từ cửa hàng về, Đông Nghi gặp Vinh, người đã theo đuổi cô từ lâu nhưng vẫn chưa công khai thổ lộ tình cảm của mình. Sự gặp gỡ này, trước những cái nhìn của người qua đường, làm Đông Nghi cảm thấy không thoải mái vì lo sợ người quen bắt gặp.

Xem thêm:   Đọc Tâm Thanh, từ một góc riêng

Mùa hè trôi qua, Đông Nghi và Tỷ Muội trở lại trường học với niềm vui được gặp lại bạn bè, thầy cô. Tuy nhiên niềm vui đó không đọng lại lâu khi một buổi tối Đông Nghi về nhà và bắt gặp mẹ cô và ông Bồ Đào đang bàn chuyện gì có vẻ nghiêm trọng. Ngay lúc đó, Tỷ Muội đến tìm và kể Đông Nghi nghe về chuyện có người thấy bà Phúc Lợi và ông Bồ Đào cùng ngồi trong quán bánh bèo trên núi Ngự Bình. Đông Nghi nghe bạn kể mà trong lòng cảm thấy tức giận vì nghĩ mẹ cô không biết giữ gìn phẩm giá của mình. Cô đồng thời lo sợ nếu chuyện vỡ lở, bản thân Đông Nghi sẽ không thể gặp mặt bạn bè vì xấu hổ. Sau khi ông Bồ Đào ra về, bà Phúc Lợi gọi Đông Nghi ra tra hỏi về chuyện Đông Nghi tham gia vào một buổi họp văn nghệ mà theo bà là không nên. Đang trong cơn giận, lại bị tra hỏi, Đông Nghi trả lời mẹ bằng những câu nói cộc lốc. Sự lì lợm của cô phải trả giá bằng một trận đòn đau đớn từ bà Phúc Lợi. Trong giây phút tủi thân vì sự bất công và tàn nhẫn của mẹ, Đông Nghi tình cờ thấy lời nhắn tìm bạn trên báo của một người lính trẻ tên Vũ Tuấn đang đóng quân trong miền Nam. Cô quyết định viết thư cho Vũ Tuấn tâm sự về nỗi cô đơn và thiếu thốn tình cảm của mình. Khoảng hơn một tuần lễ sau, Đông Nghi nhận được thư hồi âm từ Vũ Tuấn. Trong thư, Vũ Tuấn tự giới thiệu mình là một người lính pháo binh cô đơn vì anh di cư cùng người chú ruột vào Nam trong khi gia đình còn ở ngoài Bắc. Vũ Tuấn nhanh chóng trở thành chỗ dựa tinh thần cho Đông Nghi.

(còn tiếp)