BÌNH NGUYÊN LỘC. SÀIGÒN,

Thụy Khuê

Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7/3/1914  tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hoà; mất ngày 7/3/1987 tại Rancho Cordova, Sacramento, California, Hoa Kỳ. Ông sinh trưởng ở đất Tân Uyên. Từng làm công chckho bc ThDu Mt. 1936, đổi vSài Gòn làm kế toán viênTng Nha Ngân Khố. Tháng Tám 1945, bvic, theo kháng chiến một thời gian ngắn. 1946, hồi cư về Lái Thiêu và 1949 rời Lái Thiêu về hẳn Sài Gòn viết văn làm báo.

Bình Nguyên Lộc bắt đầu viết từ 1942, tập truyện đầu tay của ông là cuốn Nhốt gió. 1958, chủ trương tuần báo Vui Sống và nhà xuất bản Bến Nghé. 1985, di cư sang Hoa Kỳ, hai năm sau ông mất.

Bình Nguyên Lộc đã viết hàng trăm tác phẩm, nhưng bản thảo bị thất lạc cũng nhiều, phần in trên các báo, chưa xuất bản thành sách cũng lớn.

Sơ lược tác phm đã in gm:

Thơ: Thơ tay trái, Việt sử trường ca Thơ ba Mén (tiểu thuyết thơ).

Truyện ngắn: Nhốt gió (Thời Thế, 1950), Ký thác (Bến Nghé, 1960), Tân liêu trai (Bến Nghé, 1960), Tâm trạng hồng (Sống Mới, 1963). Mưa thu nhớ tằm (Phù Sa, 1965), Tình đất (Thời Mới, 1966), Cuống rún chưa lìa (Lá Bối,1969), Nụ cười nước mắt học trò (Trương Gia, 1967)…

Truyện dài: Đò dọc (Bến Nghé, 1959), Gieo gió gặt bão (Bến Nghé, 1960), Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương (Thế Kỷ, 63)

Tạp bút: Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc (Thịnh Ký, 1966).

Ngoài ra còn nhiều tác phẩm sưu tầm, nghiên cứu, chú giải về dân tộc học và ngôn ngữ học, phong thổ, địa dư…

Sinh ra trong một gia đình đã có mười đời sống ở Tân Uyên, nhưng trong ý thức, Bình-Nguyên Lộc luôn hướng về nguồn cội. Ông mun tìm kiếm ngun gc ttiên từ đất Bc di dân vào Nam. Trong các công trình nghiên cứu như Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (1971), Lột trần Việt ngữ (1971) cũng như những tập bút ký đầu tay như Hương gió Đồng Nai (viết từ 1935 đến 1942, một vài đoạn đã in báo năm 1943, bản thảo mất khi Pháp chiếm Tân Uyên năm 1945), Phù sa (viết năm 1942, in một phần sáu trên báo Thanh Niên năm 1943 với tiêu đề Di dân lập ấp), ông đều tập trung lần tìm lại từ thuở mang gươm đi mở cõi / nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long (Huỳnh Văn Nghệ).

Một cách khái quát, cảm hứng chủ đạo làm nên thế giới văn chương của Bình-Nguyên Lộc xuất phát từ những vấn đề cốt tử của truyền thống văn hóa Việt Nam: nguồn gốc, ngôn ngữ, di dân, cõi âm – bốn yếu tố đặc sánh tâm hồn Bình-Nguyên Lộc. Ngay trong phạm vi một tác phẩm như tập truyện ngắn Ký thác (1960), những vấn đề trên cũng lần lượt hiện ra thông qua đề tài, tư tưởng, chủ đề và thế giới hình tượng của các truyện Ăn cơm chưa, Pì Pế Hán (nguồn gốc), Lầu ba phòng bảy, Đôi bạn mắc hoa vông (ngôn ngữ), Rừng mắm, Rung cây dừa (di dân), Ba con cáo, Ba ngôi sao giữa trời, Hồn ma cũ (cõi âm)…

Xem thêm:   Nguyễn Thanh Châu là rồi một chuyện kể chưa xong

Sau đây, chúng ta theo nhà phê bình Thụy Khuê tìm hiểu tâm cảm và văn ý Bình Nguyên Lộc qua những bước lang thang của tác giả Ðò Dọc.

Làm sao mường tượng được Hàng Châu nếu không có Tô Ðông Pha. Một thành phố dù đẹp đến đâu, nhưng nếu văn chương chẳng đoái hoài, rồi cũng sẽ “cát bụi trở về với cát bụi”. Nếu Platon không nhắc đến Atlantide, liệu ảo thành này có “sống còn” đến ngày nay.

Huế, Hà Nội, có cái may và cũng là cái rủi được nhiều người nhắc đến. Hầu như chẳng có nghệ sĩ gốc Bắc, gốc Trung nào mà không có vài câu văn, lời thơ, bản nhạc… ngậm ngùi, nhớ thương, ca tụng thành phố của họ. Sự lạm phát tình cảm, lạm phát tự hào, có thể đưa đến lạm phát quyền uy, lạm phát chính nghĩa. Sài Gòn không có cái mayy và cũng chng có cái riy, bi Sài Gòn không thơ mng như Huế và không có bdy lch snhư Hà Ni.

Bình Nguyện Lộc biết rõ điều đó: “Thủ đô miền Nam là một thành phố mới. Cây, đá, nhà, phố, phong tục, đều chưa mang được cái vẻ cổ kính, chưa biết kể lể những kỷ niệm cảm động để quyến luyến con nguời.” (Sông ông Lãnh, Những bước lang thang…nxb Thịnh Ký, 1966, trang 12).

Chưa nhiu knim, nhưng Sài Gòn có mt không gian, mt nn đất và mt hin ti, đủ để nhà văn dn chúng ta vào «Nhng bước lang thang”, tìm li bn lai din mc ca thành phsinh ra tmt dòng sông, chưa kp có dĩ vãng:

“Con sông con thân mật, đứng bờ bên nây hú một tiếng là bên kia nghe liền…

Nhà văn Bình Nguyên Lộc

Con sông gợi tình, thỉnh thoảng mầu nước trong xanh biến ra vàng sậm vì từ lòng cạn vẩn lên phù sa gợi nhớ Thuỷ Chân Lạp hoang vu, nê địa, gợi nhớ cuộc đổ xô vào Nam, gợi hình ảnh đẹp đẽ của đoàn người chiến đấu với thiên nhiên để khai thác đất mới…

Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai vào Bến Nghé, Ðồng Nai thì vào.

Con sông làm vận thừa cho một giang cảng sầm uất, (cái bụng của Sài Gòn), tập trung tất cả ghe thương hồ của một hậu phương trù phú […]

Một người bạn ghe nào đó, không tiền để đi hưởng các cuộc vui của thành phố tưng bừng, ngồi trong khoang thuyền gảy nhẹ chiếc độc huyền, và cất giọng nói thơ.

Với tiếng nhạc quê mùa, hương gió của Ðồng Nai, mùi bùn của Ba Thắc, tất cả linh hồn của đất nước như đã theo thuyền buôn mà về đây.

Con sông đặc biệt Á đông với những chiếc ghe dùng làm nhà, trên mui chưng vài ba cây cnh, trước mui mt con heo đứng ngơ ngác nhìn bờ, mt con gà mun ct cánh bay mà ngi chết đui.

Xem thêm:   Bùi Vĩnh Phúc & ‘9 khuôn mặt. 9 phong khí văn chương’

Nên chi, đi xa mười năm vẫn nhớ Sàigòn. Không nhớ những phố lớn nhà cao vô vị vì giống phố nhà nơi khác, mà nhớ con sông nho nhỏ, khổ đau vì chở nặng những ghe chài khẳm lừ hàng hoá, thủ phận người vợ hiền chăm nuôi con dại, và bỡ ngỡ như một chị nhà quê vào thành phố.” (Sông Ông Lãnh, Những bước lang thang…, trang 14).

… Những chiều tối một tay chơi nào đó, cất giọng “nói thơ”, trong tiếng nhạc quê mùa phát ra từ chiếc đờn một dây, một gáo. Tất cả chất quê, chất vụng về thô lậu của Sài Gòn tan loãng trong mùi bùn Ba Thắc, ngậy lên linh hồn của đất nước, một đất nước 80% dân chúng làm nghề nông. Một đất nước 80% tìm thấy căn cước của mình trong lòng nước, trong dòng nước.

Con Sông Ông Lãnh hay con Kinh Tầu Hủ là vòng đai nhẹ, là xa lộ nước ôm siết bụng dưới của Sài Gòn, bằng hệ “thương hồ” chở “khẳm lừ” trái cây và các hàng hoá khác chăm nuôi thành phố, không quên các món ăn khuya: “Ở đây không có xe hơi, không có ra đi ô, không có trẻ nô đùa, nên những tiếng bí mật của đêm trường mang rõ linh hồn của nó, âm thanh có sự sống đã đành mà cho đến tiếng động, lắm khi cũng thành nhạc.

Một chiếc xuồng tam bản, chuồi êm rơ trên mặt nước, một mái chèo khua nhẹ trên dòng kinh, một đèn dầu leo lét soi mbóng mt cô chèo xung, ri ttt ccác thứ ấy, vng lên: «Ai… chè đậu…cháo cáhông(Quà đêm trên sông Ông Lãnh, trang 15).

…“Tình đất Sài Gòn tản mát trong người trong vật. Nhứt là trong vài câu ca dao hiếm hoi. Vì hiếm hoi nên tình không thoả. Vì không thoả nó mới cố lắng sâu như để tìm chính mình, trong chỗ không có gì hết.” (sđd, trang 24).

Bình Nguyên Lộc dựng lại Sài Gòn của ông, không bằng kỷ niệm, bằng trí nhớ, bằng óc tưởng tượng như mọi người mà ông dựng lại thành phố bằng da thịt người chết, hệt như thủ pháp của người Ai Cập xưa:

Một hôm “Ði trên vỉa hè, phố Bùi Chu đến góc Bùi Chu – Bùi Thị Xuân bạn bỗng nghe một cảm giác là lạ dưới chơn. Vỉa hè đất thịt bằng phẳng bỗng gập ghềnh và làm cho tiếng giày của bạn vang lên. Nhìn xuống, bạn mới nhận ra dấu vết của một mả vôi trám cả bề rộng khá lớn của vỉa hè” và bạn khám phá ra “thành phố của ta xây cất trên một bãi tha ma minh mông”. (Hui nhị tỳ II). “Ở đâu cũng mả hết, nhứt là Ô Ma. Người ta nói Ô Ma tức là “Phía vũng lầy” (Aux mares) của tiếng Pháp. Sao ta chôn xác người ở xóm vũng lầy? (…). Mồ mả ở Sài Gòn thân mật quá chừng. Người ta sinh hoạt giữa mồ mả như quen biết với ma dữ lắm”. (Hui nhị tỳ II).

Xem thêm:   Chia tay Viên Linh

“Bạn ở Sađéc trôi nổi lên đây làm ăn mà ri có mng hnào bn, bn đừng lo bthân nơi xngười. Trong nghĩa địa, bạn sẽ gặp đủ mặt người đồng hương giữa một ô riêng dành cho tỉnh Sađéc.

Những đêm mưa dầm, ma ở đây chắc không lạnh bao nhiêu, vì quanh họ đông đúc những khuôn mặt thân yêu, tha hồ mà trò chuyện cho ấm lòng.

Tỉnh này muốn qua tỉnh kia thăm bạn, chỉ phải bước qua một hàng rào. Gần hai muơi tỉnh sát cánh nhau để dựng lên một miền Nam trong cõi âm.

Người sống hay đòi thống nhất nhưng họ lại bắt người chết phân ly: Bắc Việt nghĩa trang, Trung Việt nghĩa trang, và Nam Việt nghĩa trang này là ba thế giới riêng biệt không có đường xe lửa nối liền.

Riêng dân chết ở Nam Việt họ tự trị mỗi tỉnh một ô riêng ngăn ranh giới bằng dây kẽm gai, ý chừng để ngừa xâm lăng” (Hui nhị tỳ I).

Tất cả sinh hoạt kỳ thị của người sống, chôn cùng, nhập mộ, diễn lại trong đất chết. Tính kỳ thị Nam Bắc, kỳ thị làng xã, rất sâu trong lòng người Việt, di xuống tuyền đài, ô nhiễm cõi âm. Chưa hết, ở nghĩa địa đất thánh nhà thờ Cầu Kho, bạn còn gặp một cảnh chung sống âm dương kỳ lạ:

“Những ngôi mộ bia bị giấu mất dưới những nếp nhà lá nhỏ như chiếc khăn mu xoa, rồi trong đó, đám người kẻ dương gian người âm cảnh, ngủ chung với nhau.

Nếu có ma thì ma ở đây rất sợ người ta, những người lỳ lợm; mả mới mả cũ gì họ cũng cất nhà chồng tưới lên.

Nhiều nhà mồ biến thành trại mộc và có vài ngôi mộ có rào sắt, bị người ta dùng làm chuồng heo”. (Hui nhị tỳ I).

Rút cục, cảnh sống chung âm dương trong Hui Nhị Tỳ chỉ là nền đệm cho một bối cảnh sống khốc liệt  hơn: cuộc cạnh tranh sinh tồn.

(theo Thụy Khuê)

NGUYỄN & BẠN HỮU