Từ Facebook Larry De King

Miền nam trước 1975 trải qua 2 thời Cộng Hòa đệ nhất và đệ nhị. Dù là chiến tranh triền miên nhưng chuyện đất đai cho nông dân luôn là ưu tiên hàng đầu.

Thời đệ nhất Cộng Hòa cụ Diệm thực hiện cải cách điền địa nhằm phân phối lại đất đai phần lớn sở hữu bởi số nhỏ điền chủ, và số đông tá điền chỉ thuê lại để canh tác, và thường xuyên bị o ép.

Công cuộc cải cách điền địa của cụ Diệm kéo dài từ 1955 đến 1963 khi cụ mất. Qua đó có những đạo luật quan trọng sau:

⦁ Dụ số 2 quy định mức thu tô, cho thuê đất giảm rất nhiều so với trước.

⦁ Dụ số 7 buộc điền chủ và tá điền thuê đất phải có khế ước, hợp đồng, với các quy định có lợi cho tá điền, tránh nạn bị o ép.

⦁ Dụ số 57 rất quan trọng, quy định điền chủ chỉ được sở hữu tối đa 100 hectares.

Số dư ra chính phủ sẽ mua lại với giá phải chăng, trả một số bằng tiền mặt, và số còn lại trả bằng công khố phiếu trong 12 năm. Số đất mua lại này được bán cho tá điền, cựu quân nhân, dân di cư từ miền bắc, bằng hình thức trả góp trong 12 năm với lãi suất ưu đãi. Mỗi tá điền chỉ được mua tối đa 5 hectares.

Đến thời cụ Thiệu, năm 1970 luật Người Cày Có Ruộng ra đời sửa đổi và hoàn thiện công cuộc cải cách điền địa của cụ Diệm. Những điểm nhấn quan trọng là:

⦁ Điền chủ chỉ được sở hữu tối đa 15 hectares ở miền nam, phần còn lại được chính phủ thu mua theo hình thức giống thời trước.

⦁ Số đất đai mua lại từ điền chủ được cấp không cho tá điền nào chưa có ruộng, tối đa là 3 hectares ở miền nam.

***

Như vậy, thời Cộng Hòa ruộng đất được tái phân phối, giúp nông dân, người nghèo có ruộng đất để canh tác, và được thực hiện theo kiểu thuận mua vừa bán, cả điền chủ và tá điền đều vui vẻ. Nhờ đó đã dẹp được nạn điền chủ bóc lột, giúp tạo ra 1 tầng lớp nông dân khá giả, góp phần hình thành một miền nam trù phú.

Đang khi đó, từ 1953 đến 1956 ở miền bắc cũng thực hiện Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng đây là 1 cuộc cách mạng long trời lở đất, máu chảy đầu rơi. Họ copy nguyên xi phương thức của đàn anh, với sự hướng dẫn của dàn cố vấn China có mặt xuyên suốt tiến trình này.

Đó là những cuộc đấu tố rùng rợn. Đất đai bị tước đoạt và chia lại cho bần cố nông, gia đình cán bộ…. Còn các địa chủ phải lên đoạn đầu đài. Có những địa chủ một lòng một dạ với cách mạng như cụ Kình, cống hiến cả gia sản vẫn bị đem ra xử bắn, như bà Nguyễn thị Năm đã hiến cả mấy ngàn lượng vàng cho cách mạng.

***

Cho đến tận bây giờ, phương thức CƯỚP và CHIA vẫn còn tồn tại, tuy là không rùng rợn như trước. Hiến pháp 2013 đã tiếp tục khẳng định tại Điều 53: Đất đai, tài nguyên…thuộc SỞ HỮU TOÀN DÂN do NHÀ NƯỚC THỐNG NHẤT QUẢN LÝ.

Đây là điều khoản khốn nạn nhất trong bản hiến pháp, nhằm hợp pháp hóa việc CƯỚP và CHIA, làm mồi ngon cho bọn tham quan vô lại.

Đó là nguyên nhân cốt tủy của mọi khổ đau ập lên đầu người dân từ bao năm nay, trải dài khắp mọi miền đất nước. Khi tiếng chuông nguyện hồn gọi đến ai thì người đó chỉ còn cách ngậm ngùi ra đi với chút ít tiền đền bù. Còn chống lại đồng nghĩa với bị đánh đập, tù đày, thậm chí là cái chết, như cụ Kình và gia đình vậy.

Nhưng điều 53 đâu phải từ trên trời rơi xuống phải không các bạn. Ai cũng hiểu, chỉ có những người CS ngồi trên cao không có trái tim mới không chịu hiểu mà thôi.

Tóm lại nông dân hay điền chủ dưới thời Cộng Hòa yên ấm no đủ lắm, không như thời đại “ĐỔI MỚI CUỘC SỐNG” (ĐMCS) bây giờ.

Đất đai thời Cộng Sản nào cũng như nhau – Từ Facebook Larry De King