Dường như “luật bất thành văn”, không có một nghệ sĩ nào lại “dại” nói về “cái xấu” của mình mt cách tnhiên như thế. Điều đó chúng tôi đã tìm thấy được ở ban nhạc Ánh Dương, một cuộc trò chuyện khá chân thật và thú vị của tuần báo Trẻ kỳ này. 

Ban nhạc Ánh Dương là một tập thể gắn bó

N TRỌNG & BÌNH ĐẲNG 

PV TRẺ: Xin chào nhng người anh em, là một ban nhạc nổi tiếng ti Florida này nhưng ít ai biết rõ từng thành viên cũng như vai trò của từng người trong nhóm. Ánh Dương có thể tự giới thiệu một chút về mình được không?

ÁNH DƯƠNG: Vâng, chắc chắn rồi. Trước tiên cho phép chúng tôi gửi lời chào thân thương nhất đến độc giả tuần báo Trẻ và quý đồng hương xa gần. Ban nhạc Ánh Dương chúng tôi cho tới thời điểm này gồm có 7 thành viên nòng cốt: Quốc Bảo, trưởng nhóm (bass), Nguyễn Hoàng (trống), Nguyn Thuận (guitar), Trần Dũng (keyboard), Anthony Nguyễn (ca sĩ), Huy Phong (MC, ca sĩ) và  Phương Nga (ca sĩ). 

Trần Dũng phụ trách keyboard, viết bài để nhóm tập luyện

PV TRẺ: Là một trong nhng ban nhc thuộc hạng “top” của tiểu bang, hoạt động khá rầm rộ, có mặt hầu hết trong các chương trình, sự kiện ln nhỏ, điều đó bảo chng cho tên tuổi ca nhóm. Ánh Dương có thể lý giải đâu là “ng thc thành công” của nhóm?

ÁNH DƯƠNG: Rất cảm ơn lời khen tặng, động viên của khán giả dành cho Ánh Dương. Chúng tôi cũng không biết sự thành công đó như anh nói được xây dựng trên công thức nào. Chúng tôi chỉ biết rằng, Ánh Dương là một tập thể đoàn kết, siêng năng và làm việc bằng cái tâm. Chẳng hạn như bầu show hay ca sĩ đưa bài là chúng tôi tập liền, không câu nệ là ca sĩ Cali hay ca sĩ local gì cả. Chúng tôi luôn ý thức rằng, sự thành công của một chương trình là của cả một ekip chứ không riêng cá nhân nào, nên Ánh Dương rất biết tôn trọng cũng như đối xử với mọi người một cách công bằng. 

Nguyễn Thuận chơi guitar đầy đam mê

PV TRẺ: Có một thực tế là, ban nhạc trong nước rất “ngán” ca sĩ – còn ở hải ngoi thì ca sĩ lại rất “sợ” ban nhạc. Theo Ánh Dương do đâu có tình trng này?

ÁNH DƯƠNG: Chuyện này là có thật. Có lẽ đây là chuyện “hậu trường” mà người trong nghề đều biết nhưng rất ngại nói ra. Ban nhạc thì đương nhiên họ phải quan tâm đến các thành viên của mình rồi. Với các ca sĩ khác họ không “care” lắm, trừ khi các ca sĩ  họ ý thức được sự cộng tác với nhau trên tinh thần thiện chí chứ không phải tự cho mình là ngôi sao thì muốn sao cũng được. Ai mà có “thái độ” thì “biết liền” thôi (cười).
Chính vì vậy, như chúng tôi đã nói, cần nên tôn trọng lẫn nhau. 

Quốc Bảo trưởng ban, tay bass cừ khôi của nhóm

PV TRẺ: Có lẽ vì vậy, mà tôi từng chng kiến trong mt chương trình có tay nhạc công nhất định không cho ca sĩ “vô” bằng cách “sáng tạo” ra intro (nhc do đầu) vô cùng độc đáo, như một mê cung vậy :)

ÁNH DƯƠNG: Chúng tôi lại nghĩ khác, nhiều khi tay nhạc công này không biết đường… “ra”. Điều này có thể là do hạn chế về chuyên môn. 

Sự phối hợp nhịp nhàng của Ánh Dương trên sân khấu

PV TRẺ: Chưa hết, có ca sĩ gửi “bản phối một đàng, ban nhạc lại đánh một nẻo”. Có hay không chuyện này, thưa các anh?

ÁNH DƯƠNG: Có chứ. Chuyện này thì các ban nhạc nói chung rất mong cái nhìn cảm thông của ca sĩ. Ở trong nước ban nhạc được tập luyện cũng như làm nghề hàng ngày. Còn ở đây, chúng tôi không có thời gian để luyện tập thường xuyên nên có nhiều bản phối cũ được ban nhạc… tái sử dụng. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ làm như thế với những bản phối cùng thể loại, cùng tempo… nên ca sĩ cũng dễ dàng xử lý. Thông thường thì chúng tôi cũng phải hỏi ca sĩ trước là đồng ý hay không mới dám chơi. Nhiều ca sĩ cũng e dè nên chúng tôi phải dùng chiêu bài “dụ dỗ”, nói là bản phối này hay lắm. Thế là ca sĩ ok, cả làng đều vui vẻ. 

Nữ ca sĩ trẻ Như Ý “cháy” hết mình với Ánh Dương trên sân khấu Hội Tết Về Nguồn 2019

CHUYÊN NGHIP THÌ PHẢI CÓ TÂM 

PV TRẺ: Ca sĩ thông cảm là “may” rồi, còn ban nhạc thì muốn điều gì nhất ở ca sĩ?

ÁNH DƯƠNG: “Cái muốn” của ban nhạc thì đơn giản hơn. Chỉ cần ca sĩ đưa bài nào thì “làm ơn” hát đúng version đó. Như vậy sẽ không làm uổng công tập luyện của ban nhạc. Nếu quá phấn khích hát bài khác thì nên “xi-nhan” trước để sự trình diễn ăn khớp hơn. Nói gì thì nói, những phát sinh như thế này trơn tru thì không sao, nhiều khi “trật duột” cũng tội cho ca sĩ và cho cả ban nhạc nữa. 

Nhóm luôn xuất hiện rất tươm tất trong mọi chương trình

PV TRẺ: Với từng ấy năm kinh nghim, chinh chiến các sàn diễn khắp nơi, Ánh Dương có quá nhiều kỷ niệm ngọt ngào được nghề mang li. Tuy vy tôi lại muốn hỏi cho đến bây giờ, sự cố nào khiến các anh “mắc cỡ” nhất mà không thể nào quên?

ÁNH DƯƠNG: Đúng là cái “phốt” thì người ta rất khó quên. Đó là vào một chương trình Tết ở nhà thờ Orlando, một ca sĩ tên tuổi hát bài hit của cô ấy nhưng chúng tôi chưa tập mà ca sĩ lỡ giới thiệu rồi nên chúng tôi nháy mắt nhau “chơi luôn”. Bài hát này là nhạc ngoại quốc lời Việt, bản phối khá khó. Chúng tôi buộc phải “chơi đại” nên “hồn ai nấy giữ”. Xong bài, mặt cô ca sĩ xanh lè như kiểu “tôi là ai, tôi đang ở đâu” vậy (cười). Cũng may cô ấy là một ca sĩ rất giỏi nghề nên “bơi” được tới đích. Khán giả chắc khó phát hiện ra nhưng những người trong nghề như chúng tôi thì cảm thấy rất “mắc cỡ”.

Những “giây phút đói lòng”, và đây là giải pháp của Ánh Dương

PV TRẺ: Theo Ánh Dương, như thế nào được gọi là ban nhạc chuyên nghiệp?

ÁNH DƯƠNG: Ở môi trường nào cũng vậy, một khi đã làm chuyên nghiệp thì phải có tâm. Có tâm thì cái gì cũng vô hết. Suy nghĩ cho người khác một chút thì mọi chuyện tốt đẹp và ngày càng chuyên nghiệp hơn thôi. 

Nguyễn Hoàng, tay trống “xung” nhất của nhóm

VỨT BỎ HẾT… ĐỂ ĐI SHOW

PV TRẺ: Thnh thong chúng tôi lại thấy Ánh Dương thay đổi thành viên? Điều này có ảnh hưởng đến cht lượng band?

ÁNH DƯƠNG: Với một ban nhạc thì đây là vấn đề đau đầu nhất khi phải đối mặt. Với những lần thay đổi thành viên như vậy chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian để hòa hợp. Nó không chỉ hòa hợp về chuyên môn mà còn cả về tính cách con người nữa (xem có thể gắn bó lâu dài hay không). Có lẽ lần thay đổi khiến chúng tôi “chới với” nhất là cả 3 anh em ruột chơi trong nhóm quyết định chuyển qua Houston cùng một lúc. Anh thấy đấy, hết một nửa nhóm đi rồi còn gì. Chuyện xảy ra cũng gần 10 năm trước, bây giờ thì chúng tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc đối phó với những tình huống như thế này. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn điều này xảy ra với bất cứ ai trong nhóm nữa hết.

Ánh Dương trong show ca nhạc từ thiện “Lộc Hưng – Niềm tin còn đó…”

PV TRẺ: Một chương trình thành công ít khi người ta nhắc đến cũng như đề cao vai trò của ban nhạc. Trong khi đó ban nhạc li chính là “xương sống” của chương trình. Các anh có chạnh lòng?

ÁNH DƯƠNG: Thoáng qua thôi. “Bị” nhiều nên giờ thấy cũng… “bình thường”. Nhưng không phải vì thế mà chúng tôi “chai lì” cảm xúc. Mỗi một show mới chúng tôi lại có được sự rạo rực, đam mê mới. 

Sau giờ diễn, anh em kéo nhau đi… xem người ta chơi bài

PV TRẺ: Hỏi thật, với cát-xê ban nhạc, các anh có “đủ sống” không?

ÁNH DƯƠNG: Chắc chắn là không. Đó là lý do các thành viên ban nhạc ngày thường ai cũng đi “cày”. Nếu tính bằng thời gian thì nắm chắc phần… “lỗ”. Thường chúng tôi đi show Chủ Nhật, đi sớm về khuya, sáng ra đâu có ai đi làm nổi, lại nghỉ. Anh em ai cũng than lên than xuống hoài. Mà cũng lạ, vừa than đó mà nghe báo có show mới là vứt hết mọi thứ để… hăng hái lên đường, hihi. 

Tay trống của nhóm cùng ca sĩ Dustin Nguyễn

PV TRẺ: Đó chính “sứ mệnh” mà nhng nghệ sĩ đều phải mang. Với Ánh Dương nói riêng, các anh mong muốn gì cho nghề nghip của mình?

ÁNH DƯƠNG: Đó là các anh em có đủ điều kiện hơn, có được nhiều thời gian hơn để trau dồi nghề nghiệp. Khi kinh tế ổn định thì sự luyện tập của mình còn chuyên tâm hơn nữa với tất cả sự đam mê. Và một điều chúng tôi luôn mong muốn đơn giản mỗi ngày đó là… đừng đánh bài nào sai, vậy là chúng tôi vui lắm rồi! 

Ban nhạc Ánh Dương rất được các ca sĩ yêu mến

PV TRẺ: Cảm ơn ban nhạc Ánh Dương về cuộc trò chuyện thân tình và cởi mở này. Mong các anh luôn giữ mãi niềm đam mê nghệ thuật và được mọi người khắp nơi ngày càng yêu mến hơn!

Anthony Nguyễn (giữa) ca sĩ gắn bó với nhóm nhiều năm qua

Những đóa hoa của BTC “Lộc Hưng, niềm tin còn đó…” dành cho ban nhạc