Tôi không có thói quen quan tâm “chăm sóc đời tư” giới văn nghệ văn gừng. Tôi thưởng thức tài nghệ của họ, họ “bán nghệ” thì ta mua, giống như ta đi ăn tô phở, tô mì vậy, ăn thấy ngon thì khen lần sau tới ăn nữa, mà dở thì không thèm tới luôn. Nếu họ không làm điều gì trái đạo đức xã hội trầm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến số đông người lương thiện thì… kệ họ.  Ngay cả mỗi khi báo chí, dư luận ầm ĩ chửi mắng, mai mỉa, cạnh khóe… mấy cô hoa hậu, hoa khôi, người mẫu bán dâm 30 ngàn dollars, hoa hậu phát ngôn “Ngủ một đêm thức dậy có nhà, có xe sang,” ai nói gì thì nói, riêng tôi chưa từng nhắc tới họ một câu. Kệ, họ bán cái của họ có còn hơn là bán nước (không thuộc quyền cá nhân của đứa bán).

Tuy nhiên, lần này tôi không thể làm thinh được, vì scandal 14 tỷ liên quan đến diễn viên hài Hoài Linh đã gây nên cơn “địa chấn” từ quốc nội xông ra hải ngoại. Tôi không có ý định thổi phồng vấn đề cá nhân ông Hoài Linh, nhưng nói về những cơn “địa chấn” xuyên lục địa do ông Hoài Linh gây ra không phải lần này là lần đầu. Xin phép quý độc giả cho tôi được kể dông dài về ông Hoài Linh một chút qua cách nhìn của tôi. Cơn “địa chấn” đầu tiên là ông từ hải ngoại quay về “hợp tác làm ăn” với nhà cầm quyền Việt cộng và lôi kéo thêm nhiều văn nghệ sĩ hải ngoại khác nối gót theo ông, điều này gây nên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng Việt Nam tỵ nạn ở hải ngoại, đồng hương cho rằng ông Hoài Linh là “kẻ phản bội” vì ông được xuất cảnh theo gia đình diện H.O. và được thành danh nhờ đồng hương hải ngoại. Cơn “địa chấn” thứ hai khiến cho những người tỵ nạn cộng sản phẫn nộ là ông Hoài Linh nộp đơn “xin” nhà nước Việt cộng danh hiệu “Nghệ sĩ Ưu Tú,” trong khi có nhiều nghệ sĩ quốc nội cả đời tận hiến cho nghệ thuật nhưng chưa bao giờ được danh hiệu này.

CAT

Tôi công nhận trong nghề nghiệp thì ông Hoài Linh cũng có những đóng góp, tận tâm tận lực với nghề (thông qua các vai diễn) nên đã lấy được lòng của công chúng. Thập niên 90 ở Việt Nam, tôi coi Hoài Linh, Vân Sơn, Bảo Liêm diễn qua các băng video “lậu” chiếu bằng đầu máy P5 to đùng. Kế tiếp thì coi trên đĩa VCD, DVD và đài truyền hình. Ban đầu, tôi coi vì háo hức muốn tìm hiểu đời sống, cách sinh hoạt của người Việt ở Mỹ, sau này tôi cảm thấy cách diễn của Hoài Linh “nâng cấp” ngôn ngữ ẩn dụ tục tĩu “hơi bị nhiều” nên không hợp “gu” với tôi. Thời gian tôi bị tù cộng sản ở Trại 5 (Thanh Hóa) trại cho tù nhân coi chương trình “Ơn giời, cậu đây rồi!” (phát sóng trên VTV3 hàng tuần) do ông Hoài Linh làm giám khảo. Có nữ ca sĩ kia (nói giọng Bắc) dự thi đã nói nhiều câu tục tĩu, cười không nổi, nghe rất phản cảm nhưng “Giám khảo” Hoài Linh khen lấy khen để cô ca sĩ nọ “thông minh” khiến tôi thêm chán, tuy nhiên tôi không hề công khai chê bai, hạ thấp ông Hoài Linh, vì mỗi người có một ‘gu” thưởng thức nghệ thuật khác nhau.

Xem thêm:   Hang gấu

Mặc dù tôi không quan tâm, nhưng vẫn không tránh được tin tức đập vô mắt mình mỗi ngày khi ông Hoài Linh xây nhà thờ tổ nghề trị giá hàng trăm tỷ hồ tệ, nguy nga như cung điện các vua chúa thời xưa, rồi tổ chức lên đồng lên bóng gì đó trong nhà thờ tổ dù ông vốn gốc Công giáo (cấm đồng bóng.) Mùa bão lụt miền Trung năm ngoái, Hoài Linh kêu gọi khán giả đóng góp để ông thay mặt họ đi cứu trợ những con người khốn khổ đang nguy ngập giữa mênh mông nước lũ, đói khát và lạnh giá. Kết quả, ông thu về 14 tỷ hồ tệ (làm tròn số) tương đương $607,48 ngàn (1 USD = 23,045.94 VND.) Câu chuyện tới đây có thể nói là tuyệt vời, thành công mỹ mãn cho quá trình “mua danh ba vạn” của ông Hoài Linh.

Sở dĩ tôi phải kể ra các sự việc ở trên để quý độc giả nắm được công sức ông Hoài Linh bỏ ra để củng cố uy tín cá nhân còn hơn cả khái niệm “ba vạn” rất nhiều lần, bù lại, uy tín của ông với người dân quốc nội, với đồng nghiệp quá lớn luôn, ông trở thành một kiểu “thánh sống” trong mắt nhiều người.

Sự việc chỉ trở nên “chấn động kinh hoàng” không khác gì hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki trong thế chiến thứ II, khi bà chủ Ðại Nam- Nguyễn Phương Hằng công khai tố cáo ông Hoài Linh “biển thủ” 14 tỷ hồ tệ mà ông đã kêu gọi đóng góp “cứu trợ miền Trung.”

Xem thêm:   Lễ hội hoa anh đào ở Macon

Cho đến hôm nay (May 31, 2021,) đã khẳng định được bà Nguyễn Phương Hằng nói về ông Hoài Linh không sai. Ông đã nhận tiền ủy thác của khán giả, nhưng hơn 6 tháng trôi qua ông không làm gì để “cứu trợ,” cũng không công khai, minh bạch số tiền đã nhận, nếu bà Hằng không “lôi ra” thì mọi người đã quên bẵng không nhớ gì đến khoản “cứu trợ” này.

Ông Hoài Linh đã lên tiếng xin lỗi công chúng, giải thích lý do ông chưa “cứu trợ” miền Trung là “Tại, bị, vì, bởi, thì, mà, là…” nhưng không được công chúng chấp nhận. Người ta nói rằng nếu vì lý do riêng, ông hoàn toàn có khả năng công khai minh bạch mọi khoản thu, công khai lý do trên trang cá nhân và ủy thác cho người nào đó thay ông đi cứu trợ, hoặc hoàn trả tiền lại cho người ủy thác, nhưng Hoài Linh đã không làm gì cả. Dư luận lại ầm ĩ đồn đoán rằng số tiền 14 tỷ đó đã không còn nguyên vẹn, mà đã bị “bốc hơi” qua con đường lô đề và sòng bạc nên bây giờ Hoài Linh “há miệng mắc quai” không thể công khai bản sao kê tài khoản??? Người ta cũng đặt dấu hỏi về lãi suất thu được (của 14 tỷ) qua 6 tháng nằm trong ngân hàng thì số tiền này hiện nay ai giữ? Còn hay đã mất?

Xem thêm:   Mua đồ trang trí

Những lời đồn đoán đúng – sai ở mức độ nào thì chúng ta chưa biết, nhưng rõ ràng uy tín cá nhân ông Hoài Linh đang từ đỉnh cao chót vót rớt cái rột xuống đất, mà bằng chứng là các hợp đồng quảng cáo Hoài Linh làm đại diện nhãn hàng đã bị hủy khi doanh nghiệp biết ông Hoài Linh bị công chúng quay lưng. Tôi không biết mỗi hợp đồng ông Hoài Linh thu bao nhiêu, nhưng với các nghệ sĩ ít nổi tiếng hơn Hoài Linh thì mỗi show quảng cáo sản phẩm họ cũng thu 40 triệu hồ tệ (tương đương $1,735) là con số đã được nghệ sĩ khác công khai thừa nhận, thì thiệt hại của Hoài Linh trong vụ mất hợp đồng quảng cáo này không hề nhỏ.

Tin tức mới nhất từ mạng xã hội là một Facebooker ở miền tây Nam Phần viết bài tố cáo (có kèm chứng từ chuyển tiền) đã chuyển Hoài Linh 50 triệu hồ tệ “cứu trợ khẩn cấp miền Trung,” nay biết Hoài Linh chưa cứu trợ thì người này đòi tiền lại nhưng không cách nào liên lạc được với Hoài Linh. Một Facebooker khác là Phuong Ngo công khai trên trang cá nhân cô này đã nộp đơn tố cáo ông Hoài Linh “biển thủ tiền cứu trợ” đến cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM. Theo lời cô này thì đã có hơn 200 người “inbox” xin cô mẫu đơn tố cáo.

Thiết nghĩ, cho dù ông Hoài Linh có xin lỗi, biện minh, giải thích vòng vo, viện dẫn những việc “định làm,” nằm viện… đều không cứu vãn được uy tín của ông trong lúc này, không thể “hạ nhiệt” sự phẫn nộ của công chúng. Ðiều duy nhất ông Hoài Linh có thể sửa chữa sai lầm là sớm công khai số tiền họ đã đóng góp vẫn còn nguyên vẹn, dù ông chưa kịp thời giải ngân nhưng công chúng vẫn có thể tha thứ, bỏ qua.

TPT