Nhiếp ảnh là một thú tiêu khiển/nghề nghiệp đa dạng, và vì vậy cũng sẽ luôn luôn có những cuộc tranh luận bao quanh những đề tài có thể bàn cãi được. Ðiều quan trọng là không có bên nào đúng hay sai, chỉ có sự khác biệt về ý kiến và cách làm việc. Trong lịch sử đã có rất nhiều cuộc tranh luận nóng bỏng và một số nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất đã bị phê phán về cách xử trí của họ với tấm ảnh.

Thí dụ, nhiếp ảnh gia người Nam Phi, Kevin Carter bị chỉ trích vì tấm hình thắng giải Pulitzer Prize của ông về một đứa bé người Sudan với một con kên kên gần đó chầu chực để ăn thịt. Người ta nghĩ rằng ông nên giúp đứa trẻ thay vì đứng đó mà chụp tấm hình. Hành động của ông ta có đúng hay sai chắc chắn sẽ được tranh cãi qua nhiều năm sau này.

Sau đây là cả hai mặt của vài cuộc tranh luận sôi nổi nhất trong nhiếp ảnh. Bạn đồng ý hoặc thông cảm với phe bên nào?

  1. Bạn có nên xin phép trước khi chụp hình người ta không?

YES – Chụp hình một cá nhân nào đó là một kinh nghiệm riêng tư và nếu họ không muốn bị chụp hình thì họ nên khước từ. Bằng cách xin phép, không những bạn biểu hiện tác phong lịch sự và sự tôn trọng, mà bạn còn có thể chụp được những hình tự nhiên của họ. Họ sẽ dễ dãi hơn với bạn, và bạn sẽ giảm cơ hội làm phật lòng người đó hơn.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

NO – Bằng cách xin phép chụp hình người khác, bạn sẽ bị hụt cơ hội chụp họ trong hoàn cảnh tự nhiên. Khi người đó nhận thức rằng có máy ảnh bên cạnh, nó có thể làm họ cảm thấy bồn chồn, và tấm hình sẽ cảm thấy được dàn dựng. Xin sự chấp nhận cũng có nghĩa rằng bạn có thể bị hụt khoảnh khắc hoàn hảo để làm tấm hình giá trị. Một lợi điểm khác của việc không xin phép là bạn có thể chụp nhanh và không cần phải mất thì giờ trả lời những câu hỏi về mục đích của tấm hình.

  1. Bạn có nên cho tip một người khi họ đồng ý tạo dáng cho bạn không?

YES – Nếu bạn chụp hình một người, họ phải bỏ ra thời gian của họ (bất kể bao lâu) cho bạn, do đó họ nên được trả công. Nếu bạn có ý định bán tấm hình đó thì coi như bạn sẽ hưởng lợi từ thời gian của người đó, cho nên chỉ công bằng rằng họ được đền bù. Nhưng dù cho bạn dự định dùng tấm ảnh chỉ cho mục đích riêng tư, hành động đáp ơn người đó bằng cách cho một số tiền nho nhỏ cũng là một cử chỉ đúng.

NO – Trừ khi người làm mẫu đã thỏa thuận với bạn rằng họ sẽ được trả tiền, thì họ chỉ làm mẫu với một cử chỉ lịch sự. Ngay cả nếu bạn có ý định bán tấm hình, không có sự bảo đảm nào tấm hình sẽ có người mua, và thật sự bất công cho bạn nếu bạn phải trả tiền mà chưa chắc sẽ lấy lại cắc bạc nào.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

  1. Nhiếp ảnh kỹ thuật số đã làm các tay chụp ảnh giỏi hơn

YES – Sự bùng nổ của nhiếp ảnh kỹ thuật số có nghĩa rằng những người chụp hình phải trở nên giỏi hơn vì nhìn và chụp hình bằng những phương pháp mới lạ. Những bước tiến trong máy ảnh kỹ thuật số và ống kính đã cho người chụp thêm quyền điều khiển và đưa đến kết quả, hình ảnh biểu hiện cái nhìn nghệ thuật của họ tốt hơn.

NO – Nhiếp ảnh kỹ thuật số có nghĩa rằng người chụp có thể lười biếng hơn trong cả hai lãnh vực bố cục và giai đoạn chụp tấm hình. Với những phần mềm chỉnh sửa hình, người chụp không cần chờ đợi để chụp tấm ảnh “sạch” vì họ có thể chỉ xóa đi những yếu tố làm “rối” bố cục trong giai đoạn hậu kỳ. Nhiếp ảnh kỹ thuật số cũng có nghĩa rằng người chụp có thể chụp bừa bãi hơn vì lối chụp này tương đối ít tốn kém. Trước đây vào thời rửa phim, mỗi tấm hình bị hư đều tốn vài cents, cho nên người chụp cần phải lựa chọn kỹ càng hơn nhiều.

Tóm tắt

Không còn nghi ngờ gì rằng mọi người đọc bài viết này sẽ có ý kiến khác nhau về những cuộc tranh luận nói trên. Như tất cả những đề tài đáng bàn cãi, trong đó không có câu trả lời đúng hay sai. Vậy bạn nghĩ sao? Bạn đứng về phe nào?

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

AN
Breslau, Canada