Thước đo sáng được thiết kế để đo lường lượng ánh sáng có sẵn trong một khung cảnh. Trong nhiếp ảnh, thước này được dùng để xác định khẩu độ và tốc độ cửa chập thích hợp cần thiết để phơi sáng đúng cho một bức ảnh.

Vào thời đại chụp phim trước đây, nhiều máy ảnh không có sẵn thước đo sáng. Người dùng máy ảnh phải lệ thuộc vào thước đo sáng bên ngoài để xác định chính xác lượng ánh sáng. Càng ngày, các hiệu sản xuất máy ảnh càng bắt đầu phối hợp thước đo sáng vô những thân máy của họ. Ðiều này làm cho việc lấy ánh sáng đúng dễ hơn nhiều. Tiến tới ngày nay, gần như tất cả những máy ảnh số bán trên thị trường đều có sẵn thước đo sáng. Dụng cụ này đóng một vai trò chủ yếu trong khả năng của máy ảnh để tạo ra những hình phơi sáng đúng. Cũng có khi bạn có thể muốn lờ đi những gì về thước đo sáng của bạn, vì lý do sáng tạo hoặc lý do nào khác. Tuy nhiên, để làm được điều này, bạn cần phải hiểu cách làm việc của thước đo sáng.

Một khung cảnh với ánh sáng cân đối và một khung cảnh bạn muốn hình dung có thể là hai điều hoàn toàn khác nhau!    

‘Thước đo sáng’ này nằm ở đâu?

Tùy theo hiệu máy ảnh và mẫu máy ảnh riêng biệt của bạn, bạn có thể xem những thông số của thước đo sáng ở vài nơi khác nhau. Hầu hết những máy ảnh số hiện đại thời nay có thể cho hiện lên bảng số thước đo sáng trên màn ảnh LCD phía sau máy. Nếu bạn không thấy nó trên máy ảnh, bạn có thể cần phải đi sâu vào trong menu và bật nó lên. Một vài máy ảnh cũng có thể cho hiện thước đo sáng ở một cửa sổ màn ảnh phía trên máy. Và một vài máy ảnh khác cũng có thêm cửa sổ nhỏ phía sau máy để cho thấy thông số của thước đo sáng luôn. Không phải tất cả máy ảnh đều có hai đặc điểm cuối cùng. [H3] [H4]

Máy ảnh Fujifilm X-T4 có khả năng cho hiện bảng số thước đo sáng trên màn ảnh LCD phía sau máy.

Nikon D850 là một mẫu máy tiêu biểu có cửa sổ màn ảnh phía trên máy với bảng số thước đo sáng.

Thước đo sáng

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Mặc dù hình dạng của bảng số thước đo sáng có thể khác nhau về mặt bề ngoài giữa những hiệu máy và mẫu máy khác nhau, chức năng của chúng gần như y hệt nhau. Mỗi bảng số thước đo sáng có một điểm giữa được đánh dấu với con số không (0). Một bên của số 0 là dấu cộng (+), trong khi bên kia là dấu trừ (-). Khi thước đo sáng của bạn chỉ đến số 0, có nghĩa rằng khung cảnh bạn đang chụp được phơi sáng đúng dựa theo mode đo sáng bạn đã chọn (đọc thêm về đề tài này ở đoạn kế tiếp).

Nếu bảng số chỉ qua bên trừ, có nghĩa rằng khung cảnh của bạn được chỉnh thiếu sáng. Nếu chụp ra hình sẽ bị tối hơn cảnh thiệt ngoài đời. Ngược lại, một dấu chỉ bên dương (cộng) cho thấy rằng bạn đang chỉnh dư sáng cho khung cảnh của bạn. Ðiều này sẽ đưa đến kết quả hình bị sáng chói. Ða số thước đo sáng có độ đo giữa cộng và trừ 3 stops của lượng ánh sáng. Tuy nhiên, một vài máy ảnh có thể đo tới cộng/trừ 5 stops hoặc hơn.

Bảng số thước đo sáng hiện lên trên màn ảnh LCD phía sau máy Leica SL2.

Mode đo sáng

Một mode đo sáng diễn tả cách đo sáng một khung cảnh của máy ảnh của bạn. Kết quả đo sáng của thước đo sáng có liên hệ trực tiếp với mode được chọn. Những mode đo sáng thông thường gồm có: Evaluative (cũng được gọi là Matrix trong hiệu máy Nikon), Spot, Center-Weighted Average, và Partial. Một số máy ảnh mới ra có thể có thêm những modes khác nữa.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

Dùng đúng mode đo sáng trong mỗi điều kiện ánh sáng sẽ cho bạn sự phơi sáng đúng nhất và do đó bạn sẽ có hình đẹp nhất có thể.

AN
Breslau, Canada