Năm 2020 có lẽ là thời điểm tốt nhất để bắt đầu nhúng tay vào sở thích chụp hình động vật hoang dã (gồm cả chim hoang dã).

Sau nhiều tháng phải tuân theo lệnh bị “giam tại gia”, nhiều người không khỏi cảm thấy bị tù túng. Và khi chính phủ bắt đầu giảm sự cách ly vì nạn dịch COVID, dĩ nhiên mọi người đều muốn “duỗi chân” rảo bộ ở những khu công viên ngoài trời.

Những ai chưa biết chụp hình thì chỉ đi bộ và ngắm cảnh. Nhưng nếu bạn đã biết chụp hình rồi thì đây là cơ hội để có những hình đẹp của những con thú hoặc chim chóc bạn thấy trong lúc đi dạo bên ngoài.

Câu hỏi mọi người muốn biết là: “Tui nên mua ống kính nào?”

Tuyệt lắm! Tôi có tin vui cho các bạn.

Hiện giờ trên thị trường có nhiều sự lựa chọn cho hạng ống kính rẻ tiền chuyên ngành để chụp tầm xa (thích hợp để chụp động vật hoang dã) hơn bất cứ lúc nào hết. Trước đây, khi hạng ống kính “rẻ tiền” này chưa ra đời, những tay chụp ảnh wildlife thường phải bỏ ra cả chục ngàn đô ($) để mua một ống kính. Nhưng bắt đầu từ năm 2014, ống kính tầm xa “rẻ tiền” đầu tiên ra đời với giá tiền xấp xỉ khoảng 1 ngàn, bộ môn chơi ảnh thiên nhiên/động vật hoang dã bỗng dưng trở thành “trong tầm tay” đối với những người đang muốn bắt đầu bước vô thể loại này.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Sau đây, tôi sẽ liệt kê một số ống kính được nhiều người ưa chuộng nhất để bạn tham khảo:

  1. Sigma 150-600mm f/5-6.3 DG OS HSM | Sport

– Ống kính tốt nhất để chụp hình chim cho những máy ảnh hiệu Canon và Nikon.

– Lấy nét thật nhanh.

– Cân nặng gần 3kg.

– Giá tiền: $1,289

  1. Sigma 150-600mm f/5-6.3 DG OS HSM | Contemporary 

– Mặc dù lúc mới nhìn thoáng qua có vẻ giống ống kính kia của Sigma, nhưng nhìn kỹ lại thì khác nhau ở chữ “Contemporary”. Trong khi hàng “Sport” là hạng ống kính chuyên nghiệp của Sigma, hàng “Contemporary” được xem là hạng rẻ tiền hơn, với một số đặc điểm dĩ nhiên thua kém ống kính “Sport”

– Lấy nét tuy không nhanh bằng “Sport”, nhưng cũng không đến nỗi tệ.

– Cân nặng gần 2kg.

– Giá tiền: $899 (*dưới $1,000)

  1. Tamron SP 150-600mm f/5-6.3 Di VC USD G2 

Ống kính Tamron này phối hợp những điểm hấp dẫn của cả hai ống kính Sigma nói trên

– Cân nặng 2kg.

– Giá tiền: $1,150

  1. Canon EF 100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM 

– Hơi mắc tiền cho một ống kính với tầm tối đa chỉ có 400mm.

– Cân nặng 1.6 kg

– Giá tiền: $2,400

  1. Canon RF 600mm f/11 IS STM 

– Ðây có lẽ là một ống kính “lạ thường” nhất trong list này, và cũng là một ống kính mới nhất trên thị trường. Nó được thiết kế cho dòng máy EOS “R” mirrorless của hãng Canon. Khẩu độ tối đa khá hẹp của nó  (f/11) là đặc điểm lạ thường so với những ống kính khác với khẩu độ tối đa ở khoảng f/5.6 hoặc f/6.3, nhưng chính điểm này cũng giúp làm cho cân nặng khá thấp (930g) và giá tiền rất rẻ ($699)

  1. Nikon AF-S 200-500mm f/5.6E ED VR 
Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

– Một điều đáng chú ý với ống kính này là khẩu độ bất biến (f/5.6) của nó, không thay đổi khi zoom từ tầm gần tới tầm xa. Hơn nữa, hệ thống chống rung của ống kính khá tốt. Ống kính này chỉ hợp với máy hiệu Nikon thôi.

– Cân nặng 2.3kg.

– Giá tiền $1,396

  1. Fujifilm XF100-400mm f/4.5-5.6 R LM OIS WR 

– Ðể dùng chung với máy ảnh hiệu Fujifilm, ống kính này khá nhẹ, và có khoảng cách lấy nét tối thiểu tương đối gần.

– Cân nặng 1.3kg.

– Giá tiền $1,399

  1. Panasonic DG Vario-Elmar 100-400mm f/4-6.3 Asph. Power O.I.S. 

– Ống kính này chỉ hợp với những máy ảnh MFT (Micro Four Thirds), và dĩ nhiên sensor MFT có độ crop gần hơn gấp đôi, cho nên tiêu cự của ống kính này sẽ trở thành 200-800mm.

– Cân nặng 985g

– Giá tiền $1,488

  1. Olympus M.Zuiko Digital ED 300mm f/4 IS Pro 

– Giống như ống kính Panasonic nói trên, ống 300mm f/4 của Olympus cũng chỉ hợp với những máy ảnh MFT (Micro Four Thirds).

– Cân nặng 1.2kg

– Giá tiền $2,749

  1. Sony FE 200-600mm f/5.6-6.3 G OSS 

– Là một loại ống kính tương đối mới trên thị trường (được giới thiệu trong năm qua), ống kính này chỉ thích hợp với những máy ảnh mirrorless của Sony, chẳng hạn như dòng máy A9 và A7.

– Cân nặng hơn 2kg

– Giá tiền $1,998

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn chọn một ống kính thích hợp với máy ảnh bạn đã có, và bắt đầu thú vui chụp hình chim thú hoang dã.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

AN
Breslau, Canada