Chúng ta ai cũng muốn chụp những hình với phẩm chất cao nhất có thể? Tôi hy vọng rằng bạn vừa chầm chậm gật đầu âm thầm như đồng ý với câu hỏi đó.

Có nhiều yếu tố đóng góp vào phẩm chất cuối cùng của tấm ảnh digital. Ðộ sắc bén, bố cục, sự cân đối màu sắc, và độ tương phản… chỉ là một vài biến số tôi chợt nhớ tới, cùng với hàng loạt biến số khác mà chúng ta không thể điều khiển.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tham khảo về vài lỗi mà rất có thể bạn đang gặp phải trong nhiếp ảnh của bạn ngay bây giờ, và chúng có thể phá hoại phẩm chất ảnh của bạn trước khi chúng chui ra khỏi máy ảnh. May thay, tất cả những lỗi lầm này có thể được sửa chữa dễ dàng một khi bạn nhận thức rằng chúng đang tồn tại.

Chụp “wide open” (khẩu độ rộng nhất) luôn luôn

Xin đừng lầm lẫn, từ khía cạnh của kỹ nghệ ống kính, chúng ta sống trong một thời buổi phi thường. Các hãng sản xuất ống kính đã tiến triển đến mức độ nơi chúng ta có những ống kính với độ rõ tuyệt đẹp với khả năng chụp ở những khẩu độ tương đối to lớn.

Không đầy một thập niên trôi qua, bạn khó mà tìm thấy một ống kính zoom hạng cao cấp với khẩu độ tối đa rộng hơn f/4 mà tốn ít hơn 1,000 US.

Ngày nay, những ống kính xuất sắc cỡ f/2.8 hoặc rộng hơn đã trở nên khá dễ tìm mà bạn không cần phải đi “cầm đồ” để mua nó.

Xem thêm:   Phát triển tay nghề

Tuy nhiên, thời đại mới của sự tiến triển ống kính mang theo với nó một vài vấn đề. Chỉ vì ống kính của bạn là một tay sát thủ chuyên trị thiếu sáng có khả năng chụp ở f/1.4, không có nghĩa rằng đó là một khẩu độ lý tưởng cho tất cả mọi tình huống. Số là, những ống kính thường có một “điểm ngọt” – một khẩu độ tối ưu để cung cấp kết quả sắc bén nhất cho ống kính đó.

Trong đa số trường hợp, khẩu độ rộng nhất của ống kính, trong khi tạo khả năng lấy ánh sáng tốt nhất và bokeh tốt nhất, thường là thông số quang học tệ nhất cho ống kính của bạn. Khẩu độ rộng nhất trong ống kính của bạn đôi khi làm những khuyết điểm nho nhỏ trở nên hiển nhiên hơn.

Cách giải quyết:

Ðóng khẩu độ bớt lại, dù cho chỉ một hoặc hai f-stop thôi. Bạn sẽ mất chút ít ánh sáng, nhưng có lẽ bạn cũng sẽ thấy một sự tăng thêm độ nét và phẩm chất tổng quát. Trong khi không phải ống kính nào cũng cùng hạng với nhau, kết quả có thể chỉ trở nên tốt hơn nếu bạn đóng bớt khẩu độ.

Một ống kính f/1.4 tốt sẽ là một ống kính f/2.8 xuất sắc và thậm chí có thể vượt trội ở f/4. Nếu bạn lo sợ bị mất cái bokeh “mịn như bơ” đó, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng bạn sẽ không bị mất bao nhiêu khi giảm một hai stop. Nó cũng tùy theo khoảng cách tương đối của những vật thể trong khung cảnh như tùy theo khẩu độ.

Xem thêm:   AI sẽ tiếp quản nhiếp ảnh của bạn?

Tư thế cầm máy

Bất kể bạn xài máy gì, chủ thể gì hoặc những điều kiện chụp, nếu máy ảnh của bạn vô tình bị nhúc nhích, thì hình của bạn có thể sẽ không bao giờ có đủ phẩm chất về mặt kỹ thuật. Sự rung máy ảnh làm bớt đi độ sắc bén và có thể làm một tấm hình đáng lẽ rất ấn tượng trở nên không dùng được.

Một số chúng ta có khả năng tự nhiên cầm máy ảnh vững hơn những người khác. Hệ thống chống rung  trong máy hoặc trong ống kính có thể giúp, và dĩ nhiên, một chân ba cẳng luôn luôn là một “đệ tử” trung thành.

Không kể những điểm này, chỉ cần bạn có ý thức với tư thế cầm máy có thể giúp rất nhiều trong việc cải tiến phẩm chất của những tấm ảnh của bạn. Ðồng thời, một cách cầm máy lỏng lẻo và tư thế đứng sai có thể làm hư tấm ảnh của bạn.

Cách giải quyết:

Mỗi khi bạn chụp cầm tay, nên lưu ý cách bàn tay của bạn cầm máy ảnh và vị trí của tay và chân của bạn. Thủ trong tư thế bàn chân phẳng với mặt đất và hai chân dang ra khoảng chiều rộng của đôi vai. Nếu bạn dùng máy DSLR hoặc mirrorless, cầm máy chặt với tay phải của bạn và tay trái bợ ống kính. Khép cùi chỏ của bạn vô gần cơ thể để có độ vững chắc tối đa.

Xem thêm:   AI sẽ tiếp quản nhiếp ảnh của bạn?

Ðiều này sẽ giúp làm vững ảnh của bạn. Cùng với những cách đó, bạn nên bấm nhẹ lên nút chụp thay vì bấm mạnh bất ngờ để tránh máy bị “động đất”.

Bỏ quên những thông số của bạn

Ðơn giản vậy thôi, không hiểu biết rõ về những thông số máy ảnh của bạn là một trong những yếu tố làm hư hình có thể tránh được mà bạn đã từng gặp phải. Hình bị mờ lia chia?

Ðây chỉ là một vài điểm để cân nhắc, nhưng còn nhiều điểm khác. Cuối cùng là nếu bạn không liên tiếp biết rằng đồ nghề của bạn đang làm gì, không những bạn là một tay ảnh vụng về, nhưng bạn cũng tự giới hạn mình vì không một lý do xứng đáng nào cả.

Cách giải quyết:

Cách dễ nhất để sửa chữa một ý tưởng xao lãng đối với nhiếp ảnh là tự buộc mình cẩn trọng. Ðiều này có nghĩa rằng kiểm soát liên tục những thông số máy ảnh sâu bên trong chẳng hạn như độ phân giải hình ảnh và video, phần mềm điều hành máy ảnh, và những nút chỉnh lấy nét tự động trên ống kính.

AN
Breslau, Canada