Trên thị trường hiện nay có hằng hà sa số lựa chọn khi nói về những loại máy ảnh và mẫu máy, vì vậy có lẽ hơi khó khăn để biết chính xác chiếc máy ảnh nào xứng đáng với đồng tiền mồ hôi nước mắt của bạn, nhất là nếu đây là lần đầu tiên bạn làm điều này. Khi bạn mới bắt đầu chơi hình, bạn có thể đã lúng túng với biết bao nhiêu loại máy ảnh từ bỏ túi, tới máy ảnh bắt cầu, và DSLR tới mirrorless để chọn.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày loại máy DSLR khiêm tốn và tại sao bạn nên dùng nó nếu bạn có ý định nghiêm chỉnh với nghệ thuật nhiếp ảnh của bạn. Bất cứ mẫu máy DSLR nào cũng sẽ là một bước tiến so với chiếc máy ảnh bỏ túi, bắt cầu, hoặc điện thoại của bạn trong lãnh vực phẩm chất ảnh. Chúng cũng mang nhiều đặc điểm chuyên nghiệp hơn, và dễ cầm hơn.

Vậy chúng ta hãy bắt đầu với DSLR là gì. DSLR là cụm từ viết tắt cho Digital Single Lens Reflex. Phần “Single Lens” mô tả rằng loại máy ảnh này chỉ có thể gắn một ống kính dính liền với nó (để phân biệt với những máy ảnh chụp phim có hai ống kính rất thông dụng thời đó). Phần “Reflex” nói về miếng kiếng và ống nhìn quang học để bạn nhìn xuyên qua ống kính để thấy hình ảnh bạn sắp chụp. Khi bạn sẵn sàng bấm chụp thì miếng kiếng đó mở lên để bạn chụp hình.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Dĩ nhiên bạn vẫn có thể mua những máy DSLR không có digital như Canon AE-1 hoặc Nikon FM2. Những máy này phơi sáng trên cuốn phim thay vì một digital sensor điện tử nhưng động tác máy móc với miếng kiếng và ống nhìn quang học vẫn không khác gì.

Khi tôi học trường cao đẳng nghệ thuật nhiếp ảnh 40 năm trước đây, tôi đã dùng máy ảnh Nikon FG là loại SLR chụp phim. Nó đã tập cho tôi tánh kỷ luật (khi chụp hình), vì trong mỗi cuồn phim chỉ có 24 hoặc 36 pô – vì vậy bạn không thể phung phí ria xối xả như với những máy ảnh digital hiện đại ngày nay.

Bây giờ chúng ta đã củng cố rằng máy DSLR là gì, tại sao bạn nên mua nó? Thật ra, DSLRs đã có mặt  từ thập niên 1990s, nhưng thị trường hiện giờ đang chuyển hướng qua loại máy mirrorless. Cũng như được diễn tả trong tên, những máy này không có miếng kiếng và thay vào đó bạn sẽ luôn luôn cần dùng màn ảnh LCD phía sau và ống nhìn điện tử (EVF) để tạo bố cục cho ảnh của bạn. Và cũng vì nhu cầu này (màn ảnh LCD và EVF luôn luôn hoạt động) mà pin sẽ mau hết, nhưng với máy DSLR bạn sẽ không gặp phải vấn đề này.

Nói chung chung, kỹ thuật mirrorless mới này có giá của nó, cho nên kỹ thuật DSLR cũ hơn đã tồn tại nhiều năm hơn hóa ra rẻ hơn nhiều! Khi bạn mới vô nghề, bạn thà tiết kiệm số tiền đó để dùng mua những ống kính tốt hơn – theo kiến thức trong nghề thì ống kính có chất lượng quan trọng hơn thân máy của bạn.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

Hơn nữa, trong khi những ống nhìn điện tử của các mẫu máy mirrorless mỗi năm càng tiến bộ, bản thân tôi vẫn thích nhìn qua ống kính với ống nhìn quang học của máy DSLR hơn.

Thêm một lý do mà máy DSLRs tuyệt vời bởi chúng là loại máy ảnh có thể thay ống kính. Ðiều này có nghĩa ống kính có thể được tháo ra khỏi máy để rồi gắn ống kính khác vào, tùy theo nhu cầu chụp ảnh lúc đó. Thí dụ, nếu bạn đang dùng ống kính góc rộng gắn sẵn trên máy để chụp phong cảnh, và bạn muốn quay qua chụp người mẫu tháp tùng với bạn, dĩ nhiên bạn có thể thay ống kính tiêu chuẩn với tiêu cự trung bình (khoảng 50mm). Ðây cũng là một lợi điểm của máy DSLR trên loại máy bắt cầu và bỏ túi với sensor nhỏ hơn và ống kính dính luôn (không thay được).

Vì máy DSLR đã ra đời từ lâu, hàng ngũ ống kính cho những máy đó cũng phong phú hơn nhiều, gần như có thể đáp ứng cho mọi nhu cầu. Hiệu Nikon vẫn còn dùng F mount (lỗ gắn ống kính) từ năm 1959 tới giờ – bạn vẫn có thể dùng ống kính cũ chụp phim của bạn với máy DSLR thời nay! Chúng tôi ước lượng có trên 400 ống kính có sẵn cho Nikon F mount, trong khi hiện giờ chỉ có 24 ống kính cho Nikon Z mount của loại máy mirrorless full-frame mới được giới thiệu từ năm 2018 thôi.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Nếu bạn đang tìm mua máy ảnh ‘thực thụ’ đầu tiên của bạn, chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi đã hướng dẫn và giải thích tại sao DSLR là con đường tốt nhất khi bạn mới bắt đầu cuộc hành trình nhiếp ảnh.

AN