Ðã có một số cải tiến tuyệt vời về khả năng của máy ảnh trong vài năm qua, nhất là về ống kính và hệ thống lấy nét của máy ảnh. Những tiến bộ kỹ thuật gần đây như đã lấy đi kỹ năng chụp ảnh của chúng ta. Nhưng điều này tốt hay xấu cho nhiếp ảnh?
Nhìn lại quá khứ nhiếp ảnh
Quay ngược lại thời gian, một máy ảnh hộp thời xưa đã sử dụng khẩu độ nhỏ nhưng không có ống kính để tạo ra hình ảnh chiếu lên tường hoặc màn hình. Có giả thuyết cho rằng những người sống trong hang động thời kỳ đầu đã nhận thấy hiệu ứng này từ những lỗ nhỏ trên tấm màn da động vật treo ngang miệng hang. Khung cảnh được chiếu trên tường đã truyền cảm hứng cho những bức tranh tường của họ.
Bạn có thể sao chép hiệu ứng này bằng máy ảnh của mình. Khoan một lỗ trên nắp thân máy, dán một số lá nhôm lên lỗ bên trong nắp và chọc một lỗ nhỏ ở giữa lá nhôm. Lắp nó vào ngàm ống kính máy ảnh của bạn và máy ảnh lỗ kim tự làm. Mọi thứ đều rõ nét. Ơ! Gần như rõ nét.

ảnh tượng trưng từ một chiếc máy ảnh lỗ kim thô sơ.
Máy ảnh phim đầu tiên có một thành phần duy nhất, một mảnh kính lồi. Các tia sáng sẽ chiếu vào ống kính đó làm cho ánh sáng hội tụ lại tạo nên hình ảnh sắc nét trên phim.
Tương tự như vậy, quá trình xử trí phim sớm nhất đòi hỏi các kỹ thuật hóa học chính xác, đặc biệt là vì các hóa chất có thể gây ngộ độc cho bạn.
Mọi thứ tiến triển và ống kính có nhiều thành phần phát triển với độ nét và độ nét ngày càng hoàn hảo. Ống kính máy ảnh hiện đại là thiết bị phức tạp với một loạt các yếu tố. Các ống kính phẩm chất cao nhất cần độ chính xác để chế tạo và điều đó cần có thời gian, đó là lý do tại sao chúng rất đắt.
Những tiến bộ trong Tự động lấy nét
Với những cải tiến về phẩm chất ống kính, độ chính xác và tính linh hoạt của bộ lấy nét tự động cũng tăng vọt.
Mãi vào năm 1978, Polaroid đã phát hành máy ảnh SX-70 SONAR OneStep. Nó sử dụng siêu âm để phát hiện khoảng cách của chủ thể và lấy nét bằng cách đó. Ba năm sau, Pentax cho ra máy ảnh SLR lấy nét tự động đầu tiên với ME F. Các nhà sản xuất khác cũng nhanh chóng nối đuôi theo.
Khi bạn nhìn qua kính ngắm của nhiều máy ảnh SLR phim, bạn sẽ thấy một đường chia ngang ở giữa màn hình. Lúc đầu, những gì bạn nhìn thấy bên trên và bên dưới phần chia sẽ bị lệch. Ðể lấy nét đối tượng, bạn sẽ xoay vòng chỉnh nét của ống kính cho đến khi những gì bạn nhìn thấy ở hai bên của đường phân chia đồng pha. Khi nhiếp ảnh kỹ thuật số trở thành phổ biến, máy ảnh DSLR có hai hệ thống lấy nét, một trong số đó sử dụng phương pháp tương tự. Các điểm lấy nét của cảm biến sẽ phát hiện nếu đối tượng lệch pha, do đó sẽ phát hiện theo pha.

Chúng trông giống nhau, nhưng trong gần 40 năm qua, những thay đổi về công nghệ giữa các máy ảnh này là rất lớn.
Sử dụng các công nghệ khác giúp để bạn chụp ảnh dễ dàng hơn
Với một chiếc máy ảnh mirrorless hiện đại, tôi đã cho một người bạn nhiếp ảnh xem các tính năng dựa trên AI của máy ảnh của mình và cách nó có thể lấy nét các loài chim và theo dõi chúng. Ông gọi đó là độ chính xác quân sự. Máy ảnh cũng có thể chọn trước hành động và ghi lại khung hình trước khi tôi nhấn hoàn toàn nút chụp. Một nhiếp ảnh gia không còn cần dự đoán khi nào một con chim sẽ tung cánh trước khi nhấn hoàn toàn nút chụp. Máy ảnh đang lưu hình ảnh vào bộ nhớ đệm và sẽ lưu nhiều khung hình ngay sau khi nhả cửa chập. Do đó, kỹ thuật hit-and-miss do thời gian phản ứng của nhiếp ảnh gia là dư thừa.

Sự kết hợp giữa Pro Capture và tính năng theo dõi chim dựa trên AI cho phép chúng ta ghi lại khoảnh khắc lúc chim nhạn biển chúi xuống nước
Những loại tính năng thật là tuyệt vời. Tôi hoàn toàn ủng hộ những thứ giúp tôi chụp ảnh dễ dàng hơn. Các phương tiện tân tiến nhưng dễ sử dụng cho phép các nhiếp ảnh gia chụp được những bức ảnh mà trước đây họ phải học hỏi và thực hành đáng kể.
Ðộ phơi sáng đạt được một cách chính xác nhờ một loạt các phương tiện giúp khắc phục những thiếu sót của đo sáng TTL. Ðộ sắc nét từ trước ra sau không còn yêu cầu toán học. Trên thực tế, với phần mềm hiện có sẵn, việc hình ảnh của bạn không hoàn toàn sắc nét cũng không thành vấn đề.
Tự động hóa không ngăn bạn thực hiện bằng tay
Mặc dù có những tiến bộ này, những người trong chúng ta, những người thích làm mọi thứ theo cách thủ công vẫn có thể làm như vậy và cảm thấy hài lòng khi áp dụng kiến thức và chuyên môn của mình. Ngoài ra, nếu muốn, chúng ta cũng có thể chọn giao công việc nặng nhọc cho các chức năng tự động này và có được những tấm ảnh mình muốn, giải phóng tâm trí để tập trung vào câu chuyện và bố cục của bức ảnh chứ không phải kỹ thuật.
AN
Nhiếp ảnh gia; cộng tác viên Trẻ Magazine. Hiện cư ngụ tại Breslau, Canada.