Chuyển qua chế độ chụp Manual đôi khi được xem như một công việc quá khó bởi nhiều người mới bắt đầu chụp hình. Trong thực tế, học chụp manual không phải quá khó đâu. Dĩ nhiên, nó không phải thích hợp cho mọi người.

Một trong những câu hỏi thông thường  nhất tôi được hỏi bởi những học viên tôi dạy cách dùng manual mode là “tui nên chỉnh thông số nào trước?” Rất tiếc, không có một câu trả lời nhất định nào cho câu hỏi này. Nó cũng tùy thuộc theo đề tài nào bạn muốn chụp.

Chuyển qua Manual mode

Chuyển đổi ý nghĩ của bạn là khía cạnh quan trọng nhất của việc chuyển qua manual mode. Bạn có thoải mái với chuyện dùng bất cứ mode tự động hoặc bán tự động nào trên máy ảnh của bạn? Vậy thì bạn cần thay đổi cách bạn suy nghĩ.

Trước tiên, bạn ít khi bị thiệt thòi nặng nề nếu bạn mất thêm chút ít thời gian để chỉnh máy của bạn. Rất ít hình ảnh đáng nhớ được tạo nên từ những hình “chụp đại”. Hãy từ từ.

Nên hiểu những kiến thức căn bản về cách nào bạn có thể tự chỉnh phơi sáng bằng tay, rồi thực tập. Một khi bạn đã cam kết việc chuyển qua manual mode, bạn sẽ khám phá rằng nó không phải khó điều khiển đâu.

Chỉ có ba thông số bạn cần lưu ý đến trong việc điều khiển sự phơi sáng bằng tay – tốc độ cửa chập, khẩu độ, và ISO. Những thông số này điều chỉnh exposure.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

Cân bằng ba thông số này sẽ cho bạn một chủ thể phơi sáng đúng. Mỗi thông số cũng có thể ảnh hưởng đến hình của bạn nhiều cách khác nhau. Những yếu tố này bạn cần hiểu để có thể toàn quyền điều khiển cái nhìn của hình chụp của bạn.

Khi bạn mới khởi đầu chuyển qua manual mode, có lẽ bạn chưa biết nên bắt đầu chỉnh thông số nào trước. Có nhiều cách để chỉnh máy của bạn. Mỗi người chụp đều có thể dùng cách riêng của họ. Tôi dựa vào những sự lựa chọn của tôi tùy theo chủ thể tôi đang chụp. Sau đây là những câu trả lời cho những học viên workshop của tôi về thông số nào cần đổi trước.

Khi nào chỉnh tốc độ cửa chập trước

Chụp hình một chủ thể di động có nghĩa rằng bạn cần nghĩ đến tốc độ cửa chập trước. Nếu tốc độ cửa chập quá chậm, hình của bạn có thể sẽ bị nhòa đi.

Ðôi lúc bạn sẽ muốn effect này. Thường thường bạn sẽ muốn chủ thể của bạn sắc nét, không bị mờ hoặc nhòa vì máy rung chút nào.

Bạn cần cân nhắc chủ thể của bạn đang di chuyển nhanh cỡ nào để biết một tốc độ cửa chập thích hợp để dùng. Sự di chuyển càng nhanh, bạn sẽ cần dùng tốc độ cửa chập càng nhanh để bắt lấy hành động đó.

Ngược lại, nếu bạn cố ý muốn hình của bạn có những nét nhòa (theo nghệ thuật như tranh vẽ), bạn cũng cần suy nghĩ về sự di chuyển của chủ thể nhanh cỡ nào. Nếu bạn chỉnh tốc độ cửa chập quá chậm, hình sẽ bị nhòa quá nhiều, và có thể chủ thể cũng bị ảnh hưởng đến nỗi không nhận ra gì.­­­­

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Một khi bạn đã chỉnh tốc độ cửa chập của bạn, bạn sẽ cần chỉnh khẩu độ và ISO. Bạn sẽ được chỉ dẫn bởi dụng cụ đo ánh sáng trong máy ảnh, màn ảnh, hoặc ống nhìn để làm chuyện này

Khi nào chỉnh khẩu độ trước

Chọn chỉnh khẩu độ trước là một quyết định dựa vào bao nhiêu phần của tấm hình bạn muốn rõ nét.

Có khi, chẳng hạn như trong thể loại hình phong cảnh, bạn có thể muốn lấy phần lớn của khung hình càng rõ càng tốt. Chỉnh khẩu độ đến một số f/stop cao hơn (thí dụ f/16-f/22) sẽ cho bạn thêm chiều sâu trường ảnh.

Ngược lại, bạn có thể tách rời chủ thể của bạn từ hậu cảnh bằng cách dùng một khẩu độ rộng hơn (số f/stop thấp hơn, như f/1.2 hoặc f/4). Dĩ nhiên điều này cũng sẽ cho nhiều ánh sáng hơn chiếu vào ống kính, và bạn sẽ cần điều chỉnh tốc độ cửa chập và/hoặc ISO để có được sự phơi sáng đúng.

Khi nào chỉnh ISO trước

Tôi dùng thông số ISO của tôi như nền tảng của sự phơi sáng. Tôi chỉ thay đổi nó khi tôi cần. Khác với tốc độ cửa chập và khẩu độ, ISO không có sự ảnh hưởng sáng tạo nào. Tuy nhiên, nó có sự ảnh hưởng về phẩm chất kỹ thuật đến hình của bạn.

Chỉnh ISO trước là một ý kiến tốt khi bạn đổi chỗ từ một nơi này qua nơi khác, và lượng ánh sáng khác nhau đáng kể. Nếu bạn đang bên ngoài chụp hình dưới ánh nắng và dời vô trong, bạn sẽ chắc chắn cần chỉnh ISO của bạn. Cũng như vậy, nếu bạn đang chụp hình ở một nơi tối, và rồi muốn chụp ở một chỗ được thắp sáng, bạn sẽ cần thay đổi ISO.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Tôi luôn luôn lưu ý giữ ISO càng thấp nếu có thể. Ðiều này sẽ bảo đảm phẩm chất kỹ thuật tốt nhất có thể. Cũng như những sensors của máy ảnh đã tiến bộ qua nhiều năm, những vấn đề về phẩm chất ở độ ISO cao đã giảm dần. Dù sao tôi vẫn cố gắng giữ ISO càng thấp càng tốt.

AN
Breslau, Canada