Hoan nghênh 2020!

Một năm mới bắt đầu. Và trong thị trường nhiếp ảnh, những công ty sản xuất máy ảnh vẫn còn tồn tại hiện nay gồm có Fujifilm, Casio, Nikon, Olympus, Ricoh, Panasonic, Canon, Pentax, Sony, Samsung, Leica, Vivitar, và Kodak. Trong số đó có 3 công ty chiếm hết 87% mức tiêu thụ của toàn thể thị trường. Bài viết hôm nay sẽ được dành cho “tam đại cao thủ” này.

Sony

Sony là một công ty lớn – với mức thu nhập $80 tỷ trong năm 2019 và 115,000 nhân viên trên khắp thế giới. Ðương nhiên chỉ một phần nhỏ của công ty liên quan tới máy ảnh. Ðược thành lập ở Nhật Bản vào thời hậu Ðệ nhị Thế chiến, Sony đã khởi đầu là một công ty điện tử sản xuất những thứ như máy ghi âm, radio, và TV. Sony cũng thiết kế những phát minh cổ điển như Walkman, Discman, và máy quay video Betamax. Chỉ có điều, nó không phải là một nhà sản xuất máy ảnh!

Mãi đến năm 1981, Sony đã giới thiệu máy quay video digital đầu tiên. Món hàng này thành công về mặt thương mại, tuy nhiên Sony vẫn còn khá ‘non nớt’ trong kỹ nghệ sản xuất máy ảnh, và tới cuối thập niên 1990s họ mới bành trướng hàng máy Mavica với những phiên bản chạy floppy disc và CD. Hàng ngũ máy ảnh chúng ta thấy ngày nay không có di sản – hoặc DNA – từ những máy ảnh của thời này. Cũng như con đường của hầu hết các nhà sản xuất khi họ cần bước vào một thị trường nhanh chóng, họ mua lại một công ty cạnh tranh, và trong trường hợp của Sony, công ty cạnh tranh đó là Minolta. Ðiều này đã cho họ một DNA máy ảnh đầy đủ, bao gồm từ ngành điện tử tối tân cho tới thiết kế và sản xuất ống kính, cùng với một sự cộng tác rất thành công với Leica. Lỗ gắn A-mount là một di sản bền vững, mặc dù những thành đạt trong hàng ngũ máy mirrorless hiện nay chắc chắn được xây dựng dựa vào nền tảng này.

Xem thêm:   AI sẽ tiếp quản nhiếp ảnh của bạn?

Nikon

Nếu Sony là đối thủ mới nhất bước vào thị trường máy ảnh, vậy ai là người kỳ cựu nhất? Vinh dự đó được dành cho Nikon. Công ty này được thành lập vào năm 1917 và mới gần đây đã ăn mừng kỷ niệm 100 năm của họ. Với hơn 25,000 nhân viên toàn cầu, công ty thuộc quyền sở  hữu của Mitsubishi này thu vô hơn $6.5 tỷ một năm. Khác với Sony, Nikon là một công ty sản xuất quang học từ trong ra ngoài, với máy ảnh chỉ là một phần của hãng này. Nó được tạo thành từ sự liên kết của ba công ty quang học và tập trung chủ yếu là sự sản xuất ống kính cho nhiều áp dụng khác nhau. Cho tới năm 1948 mới làm chiếc máy ảnh đầu tiên Nikon 1. Tuy nhiên, hàng máy F-series SLRs được giới thiệu vào năm 1959, đã thành công tột đỉnh và, được ghép với loại kính thượng hạng, tạo nên một hệ thống máy ảnh bị ganh tỵ bởi những hãng cạnh tranh và được dùng rộng rãi bởi những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vòng quanh thế giới. Từ nền tảng vững chắc này, họ đã xây dựng một hệ thống bao quát, uyển chuyển, và đa năng, và rồi chuyển sang digital khá thành công.

Lỗ gắn F-mount hóa ra vừa là một ân huệ vừa là một sự nguyền rủa. Sự thành công của bất cứ hệ thống máy ảnh nào là một sự phối hợp phức tạp bao gồm chức năng, tính linh hoạt, phẩm chất, và giá cả. Khi được hỏi nên mua gì, câu trả lời thông thường từ những tay chuyên nghiệp là “đầu tư vô ống kính.”  Lỗ gắn F-mount cho người tiêu thụ có khả năng nâng cấp máy ảnh của họ.

Xem thêm:   Phát triển tay nghề

Canon

Với số thu nhập $31 tỷ và 200,000 nhân viên trên khắp thế giới, Canon là một công ty lớn và cho thấy Nikon nhỏ cỡ nào nếu so sánh. Ðược thành lập vào năm 1933, nền kinh doanh của công ty được tập trung vào kính quang học và ngành in, mặc dù công ty đã bắt đầu trở thành một nhà sản xuất máy ảnh khi giới thiệu máy ảnh 35mm (Kwanon) dùng ống kính của Nikon.

Sự thành công của Canon trong thị trường máy ảnh một phần cũng nhờ sự theo đuổi của họ về sáng kiến và phẩm chất, với những sản phẩm tiêu biểu như dòng máy ảnh EOS và lỗ gắn EF-mount. Riêng loại lỗ gắn này cung cấp một giao diện hoàn toàn điện tử và có đường kính lớn nhất, cho phép Canon thúc đẩy công trình thiết kế ống kính xa hơn những giới hạn của F-mount của Nikon.

AN

Breslau, Canada