Trong nhiếp ảnh, chúng ta cần Histogram để ước định sự phơi sáng và biểu hiện màu sắc tấm ảnh một cách chính xác. Nó nhìn giống như một biểu đồ gồm hai trục vuông góc nhau: trục ngang biểu hiện cho độ sáng, và trục dọc biểu hiện cho cách phân phối những sắc thái của độ sáng đó.

Bài này sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc và áp dụng Histograms.

Histogram là gì?

Histogram là dụng cụ điều khiển phẩm chất kỹ thuật của tấm ảnh. Khi đã nắm vững khả năng đọc biểu đồ này, bạn sẽ có thể chỉnh sửa độ phơi sáng ngay trong quá trình chụp ảnh.

Bạn có thể tìm thấy biểu đồ Histogram trong bất cứ máy ảnh số nào, cũng như trong những phần mềm sửa hình (trong máy tính). Dụng cụ này có thể cho bạn biết cách chỉnh đúng tầm phơi sáng để tránh bị “cháy hình” hoặc bóng quá đen.

Một phần mềm sửa hình sẽ giúp bạn chỉnh lại độ phơi sáng, tập trung vào cùng biểu đồ này.

Làm thế nào đọc Histogram của một tấm ảnh?

Thanh dọc sẽ bò qua phía bên trái nếu khung hình bị quá tối (underexposed).

Và nếu tấm ảnh bị dư sáng (overexposed), thanh dọc sẽ kéo qua bên phải.

Ðiều đó cho người chụp ảnh biết rằng, họ đã bị mất chi tiết trong phần tối nhất (shadow) hoặc sáng nhất (highlight). Trong trường hợp này, bạn có thể nâng những chỗ quá tối lên với phần mềm sửa hình để trả lại một số chi tiết của ảnh. Với phần trắng thì phức tạp hơn, vì đa số trường hợp, không còn chi tiết nào trong đó.

Xem thêm:   Đừng sợ chụp dạng RAW!

Một Histogram tiêu biểu trong nhiếp ảnh nhìn giống như một ngọn đồi thoai thoải; khi gần điểm giữa, những điểm trung sắc sẽ tăng lên và sự phân phối của độ sáng và tối sẽ giảm dần gần hai cạnh bên ngoài

Biểu đồ Histogram trong hình đã không trừ hao những đặc điểm nghệ thuật của tấm ảnh. Thí dụ, những phần đen sẽ thắng thế trong biểu đồ nếu chủ thể được chụp với kỹ thuật khóa thấp.

Khi nào nên dùng Histogram?

Bạn nên luôn luôn chú ý đến Histogram trong nhiếp ảnh. Có nhiều trường hợp mang lợi ích cho bạn:

  1. Chụp vào buổi tối:

Tình trạng không có ánh sáng tương xứng sẽ ngăn cản bạn chụp những hình có ánh sáng cân đối. Ðây là lúc Histogram mang lại lợi điểm cho bạn, nó sẽ biểu hiện sự tương phản thực tế giữa phần sáng và phần tối trên màn ảnh cho bạn thấy.

  1. Chụp bên trong nhà:

Khi làm việc trong studio, thường chúng ta không dùng dụng cụ đo sáng. Vì vậy phải chụp những cú shot thử nhiều lần. Histogram sẽ giúp bạn lấy những thông số phơi sáng hữu hiệu hơn.

  1. Trong khi chụp hình sản phẩm:

Chụp hình sản phẩm trước cái phông màu trắng có thể gây khó khăn cho bạn. Bạn cần dùng Histogram để tránh hiện tượng gọi là tương phản đồng thời khi mắt bạn nhận thấy màu sắc khác với thực tế. Thí dụ, màu trắng thường thường hiện lên màn ảnh như màu xám.

Xem thêm:   Lỗi thông thường của giai đoạn hậu kỳ

Làm sao điều khiển màu sắc với Histogram?

Bây giờ chúng ta hãy tham khảo về loại Histogram màu.

Bạn chụp một tấm hình, tất nhiên bạn thích nó nhiều lắm. Nhưng khi xem lại trên computer, bạn để ý có một điều gì sai sai với tấm hình: bầu trời quá tẻ nhạt, màu của cánh hoa không được xanh lắm, và nói chung không đủ độ sáng.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự cảm nhận của tấm hình: ánh sáng tổng quát, hậu cảnh của góc cạnh chụp hình, và những đặc điểm của chủ thể v.v.

Nếu cần thiết, bạn có thể thay đổi giá trị màu sắc của tấm ảnh trong phần mềm sửa hình. Bạn có thể làm nổi bật hoặc thêm vô các kênh màu đỏ, xanh lá, và xanh da trời. Bạn cũng có thể thay đổi vị trí của đường cong RGB để chỉnh sửa độ tương phản, cường độ phần sáng và phần tối.

AN