Trong những người thích chụp hình, một số đông có tay nghề kha khá; một số ít là tay chuyên nghiệp; và rất ít bậc thầy của nghệ thuật này. Còn bạn, tự sắp mình ở hạng nào?H1]

Một người bạn của tôi kể lại: Khi mới bắt đầu chụp hình, anh nghĩ, có máy ảnh đàng hoàng, sẽ chụp hình xuất sắc. Một thời gian sau, anh khám phá rằng, thực tế không phải vậy. Lúc đầu, anh ấy cảm thấy hơi tự ái. Dĩ nhiên, không ai thích bị phê phán! Dần dần sau đó, anh ta bắt đầu hiểu những lời phê bình là sự góp ý giúp mình tiến bộ. Hiện tại, anh vẫn còn kém xa các bậc sư phụ nhưng có thể kiếm tiền bằng nghề chụp hình. Tuy nhiên khi xem tác phẩm của những người khác, anh mới hiểu rằng: “Mình đâu đã học được tất cả”.

Ðiều đó cho thấy, việc biết được trình độ của mình trong quá trình nhiếp ảnh có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc để tự nâng cao khả năng chụp hình và tiến tới cấp bậc cao hơn.

Bắt đầu: “Tôi mới mua máy ảnh”

Người vừa mua máy ảnh mới. Ðó là một máy ảnh DSLR bình thường, vì họ còn chưa biết mirrorless là gì.

Bạn đang hăng hái và hứng thú với nhiếp ảnh. Ðó là điều kiện tốt nhất để học hỏi. Nhưng bạn nên cảnh giác! Mặc dù bạn đã có vài ý tưởng hay, và lâu lâu chụp được tấm hình đẹp, đó chỉ là sự may mắn. Bạn chia sẻ ảnh trên online, được bạn bè cho “likes” và khen đáo để. Bạn có cảm giác như đang trên chín tầng mây và tự tin rằng, nhiếp ảnh có thể là “nghề của chàng” rồi.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

Những máy ảnh hiện đại giúp rất nhiều việc cho bạn. Ngay cả điện thoại di động cũng có khả năng chụp hình khá tốt. Ðôi khi, ánh sáng hiện lên tuyệt đẹp và chủ thể thích hợp. Bạn đừng nên lệ thuộc vào điều đó. Nếu bạn “giậm chưn tại chỗ” ở giai đoạn này, bạn sẽ sớm cất máy ảnh lên kệ hoặc bán nó đi vì sẽ không phát triển.

Ðọc những sách hướng dẫn về nhiếp ảnh hoặc ghi tên vào một khóa học dành cho người mới bắt đầu, vì đó là trình độ của bạn. Ðăng hình của bạn lên những nhóm nhiếp ảnh (của các photographers thực thụ) và yêu cầu họ cho bạn những lời khuyên. Ðừng tự ái vì những lời bình phẩm, mặc dù chúng có thể hơi “khó nuốt” mà hãy xem đó là lời góp ý để giúp bạn tiến bộ.

Người chụp cao cấp: “Tôi chỉ dùng Manual Mode”

Bạn đã đi đúng hướng. Bạn đã khám phá những kiến thức căn bản về nhiếp ảnh như tam giác phơi sáng, quy luật một phần ba, và sự khác biệt giữa ống kính góc rộng và ống kính tele. Một vài người thấy những tấm ảnh đẹp trên trang web của bạn, và bạn được vài mối chụp hình chân dung. Bạn bỏ công sức thật nhiều và bạn tự hào về điều đó. Nó làm bạn có cảm giác mình là tay chuyên nghiệp.

Hãy cẩn thận! Ở giai đoạn này, nhiều photographers vẫn hay tự đánh giá mình quá cao. Nên nhớ rằng, bạn vẫn còn phạm nhiều lỗi. Xem lại tất cả ảnh của bạn, và rút kinh nghiệm từ việc này. Thí nghiệm với nhiều thể loại nhiếp ảnh khác nhau và tìm hiểu tại sao bạn yêu thích nó.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Trở thành tay máy chuyên nghiệp.

Máy ảnh trong tay bạn không phải là một đồ vật mà là một phần của cánh tay bạn. Bạn có thể chỉnh máy mà không cần nhìn, hoàn toàn trực giác và có thể tập trung vào những gì xung quanh bạn.

Congratulations! Bạn đã bước vào thế giới pro, và kiếm tiền từ nhiếp ảnh. Những thử thách của bạn là sự cạnh tranh trong thị trường, và những thay đổi theo thời gian. Bạn luôn luôn phải trau dồi kiến thức về kỹ thuật hiện đại. Bạn có thấy tiềm năng của bản thân mình và việc kinh doanh của bạn? Làm sao bạn có thể theo kịp với những photographers thế hệ mới, lớn lên với những kỹ thuật mới nhất?

Sư phụ: bậc cao nhất

Làm sao để trở thành một sư phụ? Một sư phụ sẽ được công nhận bởi những người khác. Bạn truyền cảm hứng và gây ấn tượng với những người đã đứng trên đỉnh cao là yếu tố dẫn bạn đi đúng hướng. Nếu bạn xem lại những sư phụ của thời trước, bạn sẽ khám phá rằng tất cả họ đều có một phẩm chất chung: Họ có ảnh hưởng đến nền nghệ thuật và tạo được phong cách riêng. Ða số họ đi trước thời đại và có khả năng đặt dấu ấn bằng tên tuổi của mình.

Bạn có nhận ra mình không?

Dù đứng ở hạng nào, bạn luôn luôn có cơ hội để phát triển. Bạn chỉ cần chấp nhận những thử thách và đối đầu với chúng một cách nghiêm chỉnh. Ðừng tự nâng mình quá cao và quên đi những điểm yếu của mình. Nếu bạn gặp khó khăn, cứ tiếp tục thực tập. Bạn sẽ tiến bộ. Dĩ nhiên, có thể bạn đang bị “kẹt” giữa hai giai đoạn. Không ai sanh ra là đã thành sư phụ cả. Nhưng đâu biết được, có thể bạn sẽ là người kế tiếp bước lên bậc đó.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

AN