Mùa lạnh đã bắt đầu và nhiệt độ hạ thấp tới mức mà chúng ta phải mở máy sưởi. Sau nhiều thàng không hề được sử dụng, máy sưởi có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh. Nếu thấy có triệu chứng dưới đây, nên gọi bác sĩ và kiểm tra lại máy sưởi

– Nấm mốc phát triển mạnh trong môi trường có nhiều oxigen, ẩm.

– Trong những ngày đầu tiên sau khi mở máy sưởi, nếu bị ho, nhảy mũi và thở khò khè, đó có thể là do nấm mốc lưu chuyển trong nhà gây ra.

– Sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, nổi rôm sảy trên da, sưng họng, nhức đầu… Triệu chứng này càng nặng hơn ở những người vốn bị hen suyễn, như bị sốt cao và thở dồn dập. Phải đi bác sĩ.

– Nấm mốc có thể phát triển trong hệ thống máy sưởi, nhất là trong hệ thống các cuộn xoắn trao đổi nhiệt (coil) và lớp lót bằng sợi thủy tinh vì đây là nơi tụ tập bụi bặm và dễ bị ẩm. Các bộ phận này có thể thay thế hoặc tẩy sạch để trừ nấm mốc.

– Nếu triệu chứng bệnh không giảm, sau khi đã sửa hệ thống máy sưởi, thì cần phải kiểm tra lại những chỗ khác trong nhà, nơi nấm mốc có thể phát triển. Điều chỉnh lại độ ẩm trong nhà, sửa mái nhà hay cửa sổ bị hở, kiểm tra lại hệ thống ống nước và thông gió trong các phòng tắm, phòng giặt và nhà bếp.

Xem thêm:   Tàu bay

– Cần lưu ý những chỗ nấm mốc phát triển nhưng khó nhìn ra như giấy dán tường, rầm thường nơi có các lớp cách nhiệt (insulation), tường bằng thạch cao (drywall), thảm, ghế sofa bằng vải, chỗ xì nước dưới bồn rửa chén…

Nên nhớ rằng nấm mốc trong không khí từ bên ngoài có thể bám trên quần áo, giày dép, thú nuôi, hoặc thông qua các kẽ hở để vào nhà và phát triển mạnh lên khi có điều kiện thích hợp

– Triệu chứng dị ứng chỉ có thể chấm dứt khi đã tìm ra nguồn phát sinh nấm mốc và sửa chữa lại. Việc uống thuốc dị ứng chỉ làm giảm triệu chứng chứ không bao giờ làm dứt bệnh, nếu không giải quyết được nguyên nhân