Sau bạo động mấy ngày qua, nhóm ANTIFA bị xếp vào danh sách khủng bố. Họ là ai?
Xuất xứ của Antifa
ANTIFA là viết tắt của Anti-Faschistische Aktion (German anti-fascist organization – Tổ chức chống Phát-xít Đức).
Antifa không phải là một tổ chức có cơ cấu, có nhân vật lãnh đạo, có xác định vai trò của thành viên, mà là một phong trào của những người hoạt động cùng chia sẻ một “triết lý và chiến thuật”. Người ta biết đến họ nhiều hơn vào những năm vừa qua, điển hình là tại Charlottesville (Virginia) năm 2017. Các thành viên Antifa chống lại những hành động mà họ xem là độc đoán, phân biệt chủng tộc hoặc bài ngoại.
Họ chống chính sách của chính phủ hiện nay qua các hành vi bạo động ở Oakland, Berkeley, San Francisco, Los Angeles (California) hay Portland (Oregon)… mà họ cho rằng hành động là để bảo vệ những người thiểu số.

Người biểu tình đốt xe cảnh sát – ảnh youtube
Những người đi theo coi phong trào này là bí mật, được tổ chức thành các tổ địa phương tự trị và không có nhà lãnh đạo chính thức. Antifa thường sử dụng các chiến thuật tương tự như các nhóm vô chính phủ, chẳng hạn như mặc quần áo toàn màu đen và đeo mặt nạ đen. Antifa và một số nhóm khác cũng đôi lúc có hệ tư tưởng giống nhau, vì cả hai thường chỉ trích chủ nghĩa tư bản và tìm cách phá bỏ quyền lực, bao gồm cả lực lượng cảnh sát.
Mặc dù không thấy dấu hiệu sự liên kết giữa Antifa với những phong trào cánh tả, nhưng họ khá gần nhau về những vấn đề cùng quan tâm.
TT Trump muốn tuyên bố họ là nhóm bạo loạn. Sau các cuộc biểu tình ở Berkeley (California) vào tháng 8 năm 2017, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng kết án hành động bạo lực của những người tự xưng là Antifa và nói rằng nên bắt giam họ.

Người biểu tình đốt phá một số cơ sở thương mại – ảnh youtube
TM