Công trình chụp ảnh chim thiên đường của nhiếp ảnh gia người Mỹ Tim Laman đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu và bảo tồn loài chim này. Laman mong muốn những bức ảnh chụp chim thiên đường của mình sẽ truyền cảm hứng để mọi người quan tâm và chăm sóc hơn nữa cho các loài chim.

Ðược biết, từ năm 2004 – 2012, Tim Laman đã dành tổng cộng 554 ngày tại New Guinea – một hòn đảo nằm phía nam Thái Bình Dương, giáp với Papua New Guinea và Indonesia  – để chụp 40,000 bức ảnh về loài chim thiên đường trong nỗ lực bảo tồn và đóng góp thêm cho các nghiên cứu khoa học về loài chim này. Laman đã thành công khi là người đầu tiên ghi nhận lại hình ảnh của tất cả loài chim thuộc họ chim thiên đường (hiện nay đã xác nhận được 45 loài). Công trình của ông có những đóng góp rất quan trọng cho các nghiên cứu thêm về loài chim này.

Chim thiên đường – nguồn Tim Laman.com 

Laman cũng là người đồng sáng lập dự án ‘Chim thiên đường’ thuộc Phòng nghiên cứu điểu học tại Ðại học Cornell, Mỹ. Các thước phim và hình ảnh của ông đã giúp xác định được một giống chim thiên đường mới.

Khoảnh khắc ấn tượng về một con chim thiên đường lớn trong buổi hoàng hôn giữa rừng rậm New Guinea mà Laman “bắt” được cũng đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho chiến dịch bảo tồn rừng nhiệt đới tại New Guinea, khi nơi này bị đe dọa bởi các hoạt động khai thác gỗ, mỏ, dầu cọ, cùng sự xâm lấn của nhiều cơ sở hạ tầng khác.

Nhiếp ảnh gia Tim Laman – nguồn Tim Laman Fine Art

“Chim có mặt ở bất kỳ đâu, từ Nam cực, Bắc cực cho đến vùng nhiệt đới. Nếu chúng ta có thể bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, nghĩa là chúng ta cũng đang bảo vệ môi trường sống cho mọi loài khác”, Laman nói.

Xem thêm:   Ngủ trưa trong lớp

“Tôi sẵn sàng dấn thân vào những nơi không thoải mái”, Tim Laman nói về nỗ lực để chụp được những bức ảnh đắt giá..

Theo Tim Laman, 1,000 video về màu sắc và màn khiêu vũ trước khi giao phối của chim thiên đường từ kho lưu trữ của ông đã giúp các nhà khoa học có được một “phân tích rất chi tiết về sự tiến hóa trong việc giao phối của chim thiên đường” mà không cần phải đi đến New Guinea.

DH – tin Internet