Hình rõ và sắc nét luôn được ưu tiên đối với các tay chụp ảnh. Nhưng bạn không nên vứt đi một tấm hình chỉ vì nó không được sắc nét ở ngay điểm bạn muốn. Thật ra, có nhiều lý do tại sao bạn nên gìn giữ hình “mềm” đó hơn những hình khác.

Những người mới bắt đầu chụp hình hay bị áp lực phải làm mọi thứ đúng sách vở, từ cách chỉnh thông số trong máy cho tới bố cục, các thuật ngữ, và đặc biệt là cách lấy nét. Tôi đồng ý rằng, đa số hình bạn chụp cần phải rõ nét nhưng cũng có nhiều lý do để bạn có thể (hoặc nên) hài lòng với những hình không rõ 100%. Sau đây là những bào chữa hợp lý bạn có thể áp dụng.

Kỷ niệm

Nếu lần đầu tiên bạn chụp hình chim thú là 16 năm về trước (mười sáu năm là một thời gian khá lâu trong thế giới nhiếp ảnh số hiện đại ngày nay), có lẽ bạn cũng nên giữ lại tấm hình đó, dù cho tấm hình không được rõ nét lắm.

Tháng 5, năm 2005, tôi nhận được một món quà – ống kính Sigma 175-500mm – để đi cùng với máy ảnh Nikon D70 tôi có sẵn. Tôi rất mừng khi nhận được món quà này, vì nó là ống kính super-tele đầu tiên tôi sở hữu, mặc dù nó không phải hạng tốt, thậm chí còn là một trong những ống kính lấy nét chậm nhất, với phẩm chất ảnh thấp nhất, nhưng tôi vẫn happy. Riêng về chiếc máy D70, nó cũng chỉ là một DSLR ở cấp bậc “mẫu giáo” của thời 2004-2005, với độ phân giải chỉ có vỏn vẹn 6 MP và một hệ thống lấy nét rất xoàng. Nhưng đối với một người mà cái gì cũng mới lạ, cũng là sự trải nghiệm đầu tiên, thì không khỏi có cảm giác như đang lên mây.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

Tấm hình này là một kỷ niệm đáng quý, nhắc lại thời “vàng son” ngày nào.

Cảm giác

Trong nhiếp ảnh có cái gọi là chụp làm sao cho “có hồn”. Các tay chụp ảnh thường trầm trồ về ống kính này ống kính nọ với những phẩm chất quang học khác nhau của chúng. Nhiều ống kính đã được ca ngợi nức nở vì sự phối hợp độc đáo giữa độ sắc nét và độ “mềm” trong hình. Mặc dù ống kính càng ngày càng rõ nét hơn trước nhưng các nhiếp ảnh gia chuyên về thể loại ảnh chân dung thích chọn những ống kính với cạnh rìa êm dịu để tạo ảnh thân mật hơn. Ðiểm nhấn ở đây là cảm giác chúng ta tạo qua những tấm ảnh có hồn, hơn là kỹ thuật của một tấm ảnh. Ở điểm này, chúng ta đang nói về mặt nghệ thuật hơn về mặt khoa học.

Mất cơ hội

Ðã bao nhiêu lần bạn từng nhìn vào màn ảnh phía sau máy chụp hình và rọi lớn lên 100% để xem hình có rõ không? Hay có lẽ bạn đã từng mở Lightroom và xem kỹ từng pixel coi mỗi sợi lông mi có rõ hay không? Hành động này (soi mói –pixel), mặc dù chính đáng nhưng đã khiến nhiều người bị tách rời khỏi chủ thể của họ. Chúng ta hay phạm lỗi là khi đến nơi chụp, lập tức đưa máy ảnh lên mặt và bấm máy rồi phân tích kết quả. Ðiều này có thể dẫn đến nhiều cơ hội bị bỏ qua, nhất là khi chuyện xảy ra trong một khoảnh khắc thoáng qua. Chẳng hạn, một chiếc tắc xi vàng chạy ngang một người mặc áo mưa màu vàng đang đi bộ ngược chiều. Sự tình cờ và may mắn có thể biến một cảnh tầm thường thành lạ thường. Vì vậy nếu bạn bỏ nhiều thời giờ “soi mói-pixel” hơn, bạn sẽ có hình sắc nét mà “không hồn” và mất đi tấm hình hơi “mềm” chụp một khoảnh khắc hiếm thấy.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Quệt mờ cố ý

Có lẽ bạn sẽ không lo lắng về sự sắc nét trong hình khi cố ý chụp quệt mờ, cho dù bạn dùng cố ý di động máy ảnh và tốc độ chậm hoặc bằng cách phơi sáng lâu để làm mờ chủ thể đang di chuyển. Không phải mọi thứ đều cần rõ nét trong mọi lúc. Ðôi khi, trong vài thể loại nhiếp ảnh nhất định (như sự kiện, đám cưới, party), bạn sẽ có cơ hội chụp tấm hình cố ý mờ nhất, để kể lại câu chuyện cho người xem hơn nếu bạn lấy nét rõ và dùng một tốc độ cửa chập nhanh để bắt đúng khoảnh khắc đó.

A.N