Kỳ trước, chúng ta đã bàn tới thái độ cần có khi đối đầu với sự thô bạo. Đó là giữ sự bình tĩnh, hòa nhã.

Như vậy không có nghĩa là bạn quá yếu hèn, tự để mình thành tấm thảm chùi chân (doormat) để mặc cho sự thô bạo tác động. Bằng sự ôn hòa, bạn cho tên kia biết lẽ phải trái. Thái độ đó là bài học dạy cho đối phương sự tử tế và lòng tốt cần có giữa người và người. Nó chẳng khác nào việc dạy cho đứa trẻ con biết lẽ sống. Xử sự ôn hòa đầy tính nhân văn sẽ từ đó lan rộng trong xã hội.

Chẳng hạn như khi ngồi trên máy bay, bạn cứ bị một đứa nhỏ ở ghế sau đạp liên tục vào lưng. Trường hợp này không lẽ bạn cứ ngồi im chịu đựng. Bạn cần phải cho phụ huynh đứa trẻ biết sự việc. Và nếu người này tỏ vẻ tức giận đối lại thì bạn nên ôn tồn bày tỏ. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Xin ông/bà đừng lớn tiếng như vậy. Tôi biết máy bay chật chỗ và trẻ con vẫn là trẻ con, không chịu ngồi yên chỗ. Nhưng con gái của ông/bà không ngừng đạp vào lưng tôi từ lúc lên máy bay đến giờ. Tôi sẽ vui lắm nếu ông/ bà có thể bảo bé ngưng lại đừng đạp vào lưng ghế của tôi nữa. Cám ơn.”

Nghe vậy, vị phụ huynh kia sẽ thông cảm, vui vẻ bảo con đừng nghịch ngợm nữa.

Xem thêm:   Sinh hoạt trong gia đình

Trên chỉ là một thí dụ về cách ứng xử ôn hòa của người có văn hóa. Chúng ta sẽ bàn tiếp ở kỳ sau, nha các bạn.

Bảo Huân

MH – theo Etiquette