Ðể thay đổi không khí, sau đây xin kể lại một hai mẩu chuyện vui vui giữa cha và con trai nhỏ – qua đó xây dựng cách ứng xử và mối thân tình giữa cha con.

Khi con trai được hai tuổi. Một ngày nào đó, đầu đụng phải góc bàn, khóc òa lên.

Hơn một phút sau, tôi đi đến chiếc bàn, lớn tiếng hỏi:

“Cái bàn à, là ai đã đụng mày đau thế? Khóc lóc thương tâm thế kia?”

Con trai ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn tôi. Tôi sờ sờ cái bàn, hỏi con trai rằng:

“Là ai vậy? Là ai đã đụng đau chiếc bàn?”

“Con, ba ơi, là con đụng!”

“Ồ, là con đụng à, vậy còn không mau nghiêng mình với chiếc bàn, nói lời xin lỗi đi!”.

Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.

Từ đó, con trai đã học được tính có trách nhiệm và cẩn thận!

Một câu chuyện khác.

Con trai ba tuổi. Vô cớ khóc lớn, tôi hỏi:

“Sao vậy, chỗ nào trong người con không khỏe hả con?”

“Không có”.

“Vậy sao lại khóc!”

“Con chỉ muốn khóc thôi!”. (Rõ ràng làm nũng).

“Ðược thôi, con muốn khóc thì ba không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây không thích hợp lắm, sẽ làm phiền mọi người nói chuyện, ba tìm một chỗ cho con, con một mình khóc cho đã, khóc đủ rồi mới gọi mọi người”.

Nói xong đem nhốt con ở phòng rửa tay: “Khóc xong rồi hãy gõ cửa”.

Xem thêm:   Sinh hoạt trong gia đình

2 phút sau, con trai đạp cửa: “Ba ơi, ba ơi, con đã khóc đủ rồi!”

“Tốt, khóc xong rồi à? Khóc xong rồi thì đi ra đi”.

Kể từ hôm đó, con trai không còn làm nũng, khóc nhè nữa.

Bảo Huân

MH – Theo Webtretho